được xếp vào nhóm tổn thương 'tiền ung thư' ở dạ dày. Ở Mỹ, người ta thấy DSR có ở 3-20% dân số, tỉ lệ này cao hơn ở nhóm người gốc châu Á.
Là do quá trình kích thích lâu dài của các tác nhân lên niêm mạc dạ dày như: hút thuốc lá, uống rượu, nhiễm vi khuẩn Hp, trào ngược dịch mật, viêm niêm mạc dạ dày tự miễn ... Ngoài ra, có thể kể đến các yếu tố thuận lợi khác như: tuổi tác, gen di truyền, chế độ ăn nhiều muối, mỡ, ít rau quả.
DSR thường không gây ra triệu chứng khó chịu cho người bệnh mà hay được phát hiện tình cờ trên nội soi hoặc qua sinh thiết tế bào tìm nguyên nhân khác. Nếu có triệu chứng thì đó là do biểu hiện của nguyên nhân gây bệnh như viêm do nhiễm Hp. Mặc dù nó không gây ra triệu chứng nhưng chúng ta phải quan tâm vì nó có nguy cơ phát triển thành ung thư. Tỉ lệ tiến triển từ DSR tới ung thư dạ dày trong thời gian theo dõi 5 năm giao động từ 0.25% to 42% tùy nghiên cứu.
Chẩn đoán sơ bộ dị sản ruột có thể dựa vào hình ảnh nội soi. Ngày nay thế hệ máy nội soi hiện đại có nhuộm màu ảo và phóng đại có thể chẩn đoán chính xác hơn tổn thương dị sản ruột (độ nhạy và độ đặc hiệu 60-70%%) nhưng để khẳng định chắc chắn cần sinh thiết vùng tổn thương để làm xét nghiệm tế bào.
DSR có thể được phân loại thành:
- Theo vị trí: khu trú (chỉ giới hạn ở một đám nhỏ), lan tỏa (ở nhiều đám trong dạ dày).
- Theo bản chất tế bào: DSR hoàn toàn - type I (giống tế bào của ruột non), DSR không hoàn toàn – type II (giống tế bào ruột già, loại này dễ tiến triển thành ung thư hơn).
Trong một nghiên cứu theo dõi 5 năm của các tác giả Canada (2017) trên 91 bệnh nhân có dị sản ruột, trong đó hầu hết là DSR hoàn toàn (89%), còn lại là không hoàn toàn. Trong đó, nhóm DSR hoàn toàn không có bệnh nhân ung thư nào, còn 10 bệnh nhân nhóm DSR không hoàn toàn có tới 5 bệnh nhân tiến triển tới ung thư hoặc loạn sản. Nghiên cứu này còn cho thấy nam giới có nguy cơ cao hơn nữ trong khả năng tiến tới ung thư dạ dày từ DSR.
Về lý thuyết thì DSR giai đoạn sớm có thể điều trị giúp hồi phục nhưng trên thực tế hiện nay chưa có phương pháp điều trị triệt để nào, hiệu quả điều trị vẫn chưa có sự thống nhất. Nhưng người ta biết rằng, để giảm thiểu nguy cơ tiến triển tới ung thư, ta cần xem xét áp dụng các biện pháp sau:
- Diệt vi khuẩn Hp: theo chỉ định của bác sỹ.
- Cải thiện lối sống: bỏ thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, hạn chế uống rượu.
- Cải thiện chế độ ăn: ít muối, mỡ … tăng cường rau củ quả.
- Có ý thức về nguy cơ của bệnh.
- Đi khám sức khỏe định kỳ theo lời khuyên của bác sỹ. Thông thường những tổn thương DSR nên được theo dõi qua nội soi 6 tháng – 1 năm/lần, đặc biệt với người trên 40 tuổi. Nếu tổn thương diễn tiến tới loạn sản độ cao, đây được coi là tổn thương ung thư sớm thì sẽ được điều trị khỏi bằng cách cắt qua nội soi. Trên người bệnh có dị sản ruột thường có tình trạng dạ dày không 'đẹp', có thể có những tổn thương khác đi kèm, do vậy việc thăm khám bằng những máy nội soi chất lượng cao, có nhuộm màu,… hình ảnh rõ nét sẽ giúp bác sỹ thăm khám được các tổn thương dễ dàng hơn, từ đó giảm nguy cơ bỏ sót tổn thương. Ngoài ra, thời gian thăm khám đủ dài để bác sỹ quan sát kỹ lưỡng và chuẩn bị bệnh nhân tốt cũng là yếu tố quan trọng để phát hiện tổn thương được hiệu quả.
DSR dạ dày là một dạng tổn thương tiền ung thư, cần quan tâm theo dõi. Nó có thể điều trị khỏi hoặc không. Vì tổn thương không gây ra triệu chứng nên người bệnh cần đi nội soi kiểm tra chủ động theo lời khuyên của bác sỹ. Nếu không kiểm soát quá trình tiến triển bệnh, tổn thương có thể dẫn tới ung thư dạ dày mặc dù không phải tất cả các trường hợp đều diễn biến như vậy.
Xem thêm video được quan tâm
4 sai lầm 'kinh điển' khi ăn trái cây nhiều người mắc phải
Xem nhanh