Ánh Bình Minh
Thành viên nổi tiếng
Trong một sự việc hiếm hoi chưa từng có, một chiến đấu cơ MiG-29 của Không quân Nga nhào lộn trên không khi đánh chặn một máy bay không người lái (UAV) thù địch trên bầu trời thủ đô Moscow vào tối 18/7. Vụ việc đánh dấu lần đầu tiên một máy bay chiến đấu thực hiện không chiến ngay trên không phận Moscow kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra.
Theo các nguồn tin chính thức và các kênh Telegram địa phương, chiếc UAV đa bị tiêu diệt tại khu vực quận Dmitrovsky, phía bắc Moscow. Các mảnh vỡ của nó đã rơi xuống một cánh đồng và bốc cháy. Đoạn video do một cư dân ghi lại cho thấy cảnh chiếc chiến đấu cơ Nga nhào lộn trên bầu trời để truy đuổi mục tiêu, trong khi dưới đất, người dân quay phim với tiếng hô hoán đầy kinh ngạc.
Thị trưởng Moscow Sergey Sobyanin xác nhận lúc 22h43 đêm 18/7 rằng các đội phản ứng khẩn cấp đã được triển khai đến hiện trường. Dù chiếc máy bay chiến đấu trong đoạn video chưa thể xác định rõ là loại nào, các chuyên gia quân sự cho rằng nhiều khả năng là MiG-29 – mẫu tiêm kích thường được sử dụng trong các tình huống đánh chặn khẩn cấp.
Cuộc đối đầu chưa từng có: Dùng tiêm kích truy sát UAV giữa thủ đô Moscow
Đây là một bước leo thang mới và đáng chú ý trong chiến lược tấn công của Ukraine, cho thấy sự chuyển biến trong cách nước này khai thác UAV để gây sức ép tinh thần lên trung tâm quyền lực của Nga, theo Bulgarian Military.
Việc điều động một chiến đấu cơ để đối phó với một UAV – vốn thường được xử lý bởi hệ thống phòng không mặt đất như Pantsir-S hoặc gây nhiễu điện tử – cho thấy mối đe dọa từ UAV ngày càng khó kiểm soát, đặc biệt khi chúng bay thấp, nhỏ gọn và linh hoạt. UAV trong vụ việc này được cho là loại cảm tử (kamikaze drone) do Ukraine triển khai nhằm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.
Không giống như các đợt tấn công UAV trước đây – thường nhằm vào khu vực biên giới hoặc các cơ sở quân sự – vụ việc lần này xảy ra ngay trong không phận Moscow, cho thấy Ukraine đang từng bước đẩy chiến trường sâu vào lãnh thổ Nga. Đó không chỉ là dấu hiệu về công nghệ UAV ngày càng tinh vi mà còn là lời cảnh báo về sự thay đổi chiến thuật toàn diện của Ukraine.
Ngoài ra, đây còn là đòn đánh tâm lý nặng nề, khi người dân Moscow tận mắt chứng kiến chiến sự tiếp cận của UAV tấn công gần như ngay trước cửa nhà họ – điều từng được cho là bất khả thi.
Moscow lộ điểm yếu phòng không?
Theo Bulgarian Military, Moscow vốn được coi là một trong những thành phố được bảo vệ nghiêm ngặt nhất thế giới, với nhiều lớp phòng thủ bao gồm các hệ thống tên lửa tầm xa S-400, hệ thống đánh chặn Pantsir-S và mạng lưới radar tối tân của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS).
Tuy nhiên, sự kiện ngày 18/7 cho thấy các lớp phòng thủ này vẫn có thể bị xuyên thủng bởi các mục tiêu nhỏ, bay thấp như UAV cảm tử. Việc phải triển khai tiêm kích là một biện pháp bất thường, có thể do hệ thống mặt đất không kịp phản ứng, hoặc UAV xuất hiện quá gần khu vực trọng yếu như sân bay hoặc cơ sở hạ tầng chiến lược.
Vụ việc nhiều khả năng sẽ khiến Nga phải đánh giá lại toàn bộ chiến lược bảo vệ không phận thủ đô, bao gồm tăng cường công nghệ phát hiện UAV cỡ nhỏ, đầu tư vào hệ thống tác chiến điện tử, và phối hợp chặt chẽ hơn giữa lực lượng mặt đất và không quân trong đô thị đông dân cư.

Tiêm kích MiG-29 của Nga. Ảnh Reddit
Theo các nguồn tin chính thức và các kênh Telegram địa phương, chiếc UAV đa bị tiêu diệt tại khu vực quận Dmitrovsky, phía bắc Moscow. Các mảnh vỡ của nó đã rơi xuống một cánh đồng và bốc cháy. Đoạn video do một cư dân ghi lại cho thấy cảnh chiếc chiến đấu cơ Nga nhào lộn trên bầu trời để truy đuổi mục tiêu, trong khi dưới đất, người dân quay phim với tiếng hô hoán đầy kinh ngạc.
Thị trưởng Moscow Sergey Sobyanin xác nhận lúc 22h43 đêm 18/7 rằng các đội phản ứng khẩn cấp đã được triển khai đến hiện trường. Dù chiếc máy bay chiến đấu trong đoạn video chưa thể xác định rõ là loại nào, các chuyên gia quân sự cho rằng nhiều khả năng là MiG-29 – mẫu tiêm kích thường được sử dụng trong các tình huống đánh chặn khẩn cấp.
Cuộc đối đầu chưa từng có: Dùng tiêm kích truy sát UAV giữa thủ đô Moscow

Ảnh cắt từ video cho thấy cảnh chiếc chiến đấu cơ Nga nhào lộn trên bầu trời để truy đuổi mục tiêu UAV. Nguồn video Bulgarian Military.
Đây là một bước leo thang mới và đáng chú ý trong chiến lược tấn công của Ukraine, cho thấy sự chuyển biến trong cách nước này khai thác UAV để gây sức ép tinh thần lên trung tâm quyền lực của Nga, theo Bulgarian Military.
Việc điều động một chiến đấu cơ để đối phó với một UAV – vốn thường được xử lý bởi hệ thống phòng không mặt đất như Pantsir-S hoặc gây nhiễu điện tử – cho thấy mối đe dọa từ UAV ngày càng khó kiểm soát, đặc biệt khi chúng bay thấp, nhỏ gọn và linh hoạt. UAV trong vụ việc này được cho là loại cảm tử (kamikaze drone) do Ukraine triển khai nhằm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.
Không giống như các đợt tấn công UAV trước đây – thường nhằm vào khu vực biên giới hoặc các cơ sở quân sự – vụ việc lần này xảy ra ngay trong không phận Moscow, cho thấy Ukraine đang từng bước đẩy chiến trường sâu vào lãnh thổ Nga. Đó không chỉ là dấu hiệu về công nghệ UAV ngày càng tinh vi mà còn là lời cảnh báo về sự thay đổi chiến thuật toàn diện của Ukraine.
Ngoài ra, đây còn là đòn đánh tâm lý nặng nề, khi người dân Moscow tận mắt chứng kiến chiến sự tiếp cận của UAV tấn công gần như ngay trước cửa nhà họ – điều từng được cho là bất khả thi.
Moscow lộ điểm yếu phòng không?
Theo Bulgarian Military, Moscow vốn được coi là một trong những thành phố được bảo vệ nghiêm ngặt nhất thế giới, với nhiều lớp phòng thủ bao gồm các hệ thống tên lửa tầm xa S-400, hệ thống đánh chặn Pantsir-S và mạng lưới radar tối tân của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS).
Tuy nhiên, sự kiện ngày 18/7 cho thấy các lớp phòng thủ này vẫn có thể bị xuyên thủng bởi các mục tiêu nhỏ, bay thấp như UAV cảm tử. Việc phải triển khai tiêm kích là một biện pháp bất thường, có thể do hệ thống mặt đất không kịp phản ứng, hoặc UAV xuất hiện quá gần khu vực trọng yếu như sân bay hoặc cơ sở hạ tầng chiến lược.
Vụ việc nhiều khả năng sẽ khiến Nga phải đánh giá lại toàn bộ chiến lược bảo vệ không phận thủ đô, bao gồm tăng cường công nghệ phát hiện UAV cỡ nhỏ, đầu tư vào hệ thống tác chiến điện tử, và phối hợp chặt chẽ hơn giữa lực lượng mặt đất và không quân trong đô thị đông dân cư.