Hôm nay ngày TRÙNG CỬU có nghĩa là gì?

vnrcraw4
Chi Le
Phản hồi: 0

Chi Le

New member
Trùng Cửu (hay còn gọi là Tết Trùng Cửu, Tết Trùng Dương) là ngày 9 tháng 9 âm lịch hàng năm, một trong những ngày lễ quan trọng của người Trung Quốc, Việt Nam và một số quốc gia Đông Á.
1728611107096.png

Vì sao có tên gọi là Tết Trùng Cửu ?

Người Trung Quốc xưa tính ngày tháng theo âm lịch. Khi đó, họ quan niệm khi hai số 9 (九 /jiǔ/) hợp nhất, một năm mới bắt đầu, vạn vật vươn mình đổi mới. Vì vậy, họ tin rằng ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch là một ngày tốt lành và đáng được kỷ niệm. Bên cạnh đó, vào ngày này, mặt trời và mặt trăng trùng nhau vào ngày thứ chín, do vậy, cái tên “Trùng Cửu” ( 重九 /chóng jiǔ/ - nghĩa là hai số 9 trùng nhau) ra đời. Thêm vào đó, theo “Kinh dịch”, số 9 cũng đồng thời là số dương nên ngày này còn có một cái tên khác là “Trùng Dương” ( 重阳 /chóng yáng/) .

Nguồn gốc của ngày Tết Trùng Cửu

Ở Trung Quốc, Tết Trùng Cửu có nguồn gốc từ một loạt các truyền thuyết và điển cố điển tích. Dưới đây là hai câu chuyện được biết đến nhiều nhất về ngày lễ này:
  • Câu chuyện thứ nhất là vào thời Đông Hán, Hoàn Cảnh - người huyện Nhữ Nam đã bái sư học tập để loại trừ dịch bệnh. Sau 9 năm học tập miệt mài, Hoàn Cảnh cuối cùng đã đánh bại được bệnh dịch. Sau đó, để phòng ngừa dịch bệnh tái bùng phát, vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch, Hoàn Cảnh đã đưa người dân lên núi cao lánh nạn. Kể từ đó, người dân cứ vào mùng 9 tháng 9 âm lịch hàng năm sẽ lên núi cao để phòng ngừa bệnh dịch, dần dần hình thành nên tập tục Tết Trùng Cửu.
  • Câu chuyện thứ hai kể rằng vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch, khi người xưa lên núi hái cây thù du (một loại tiêu), họ thường đem theo một bình rượu hoa cúc để xua đuổi tà ma. Rượu hoa cúc có công dụng dưỡng nhan, giúp thân thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật. Từ đó, uống rượu hoa cúc và ngắm hoa cúc trong ngày này dần trở thành tập tục dân gian của Tết Trùng Cửu cổ đại.

Tết Trùng Cửu tại Việt Nam​

Lễ hội Trùng Cửu được tổ chức vào ngày 9/9 âm lịch hàng năm tại Nhà Lớn (xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu). Đây được biết đến là một lễ hội không phô trương, linh đình mà rất thành kính, trang nghiêm, thể hiện nét văn hóa của đạo ông Trần, một đạo giáo rất đặc biệt ở Vũng Tàu.

Ông Trần (tên thật là Lê Văn Mưu) từng tham gia một cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp. Khi cuộc khởi nghĩa thất bại, ông Lê Văn Mưu đưa gia đình về ẩn náu ở phía đông núi Nữa, lập nên ấp Bà Trao (nay là xã Long Sơn). Tại đây, ông đã xây dựng công trình Nhà Lớn, là nơi thờ Phật, thờ Tiên, thờ Thánh. Đặc biệt, ông đã tạo nên những căn nhà cho người tạm cư đến ở, vì vậy ít lâu sau Long Sơn trở thành một nơi có đông dân cư đến lập nghiệp và ngày càng trở nên nhộn nhịp, đông đúc.

Lúc sinh thời, ông Lê Văn Mưu thường ở trần, búi tóc, đi chân đất và làm việc suốt ngày nên người dân thường gọi là ông Trần. Khi ông mất đi, để tưởng nhớ công đức khai dân lập ấp của ông và làm lễ cầu an nên người dân vùng này hình thành một tín ngưỡng dân gian gọi là đạo ông Trần hay ông Nhà Lớn. Do được tổ chức vào ngày 09/9 âm lịch nên lễ hội mang tên là Trùng Cửu.

Đạo ông Trần là một tín ngưỡng hướng đến cái thiện. Bởi vậy, những người theo đạo luôn hướng mình đến cái thiện và tưởng nhớ đến công lao của các bậc tiền nhân thuở mở đất, lập làng.

Trước khi diễn ra lễ hội, người dân đã đến di tích Nhà Lớn để quét tước, dọn dẹp sạch sẽ cả 6 dãy phố xung quanh để làm chỗ nghỉ chân cho khách thập phương. Khách phương xa đến với lễ hội Trùng Cửu sẽ được sắp xếp chỗ nghỉ ngơi miễn phí. Các dãy nhà cổ được trang hoàng những câu liễn đỏ vuông và dài. Theo người dân địa phương, tục viết liễn đã bắt nguồn từ hàng trăm năm trước, kể từ khi ông Trần đến nhà Lớn rồi mở mang vùng đất Long Sơn. Không có hát múa, rước sắc linh đình, lễ hội Trùng Cửu chỉ có những dòng người thành kính dâng hương, cầu nguyện. Tuy nhiên, chính sự đơn giản ấy, lễ hội Trùng Cửu đã thu hút hàng ngàn tín đồ và du khách mỗi năm. Toàn bộ lễ hội chỉ là hai ngày dâng lễ mặn và chay.

Vào ngày mồng 8/9 âm lịch, người dân địa phương và những người theo đạo Ông Trần từ khắp nơi đổ về sẽ tiến hành lễ Tiên Thường kỉnh mặn. Đây là lễ cúng các đồ mặn – sản vật của bà con nhân dân từ nhiều nơi mang đến cúng lễ.

Đến ngày 9/9, tiến hành Chánh giỗ kỉnh chay, tức là chỉ cúng đồ chay. Khách du lịch cùng người dân theo đạo từ Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre… cùng vào dâng hương, cầu nguyện bình an và thành tâm tưởng nhớ đến công đức ông Trần.

Ngày Trùng Cửu tốt hay xấu?​

Từ xa xưa, ngày Tết Trùng Cửu có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó lan sang Việt Nam. Mặc dù có nhiều điển tích khác nhau về ngày đặc biệt này bao gồm cả tốt và xấu. Thế nhưng nhìn chung, mọi người thường xem đây là ngày đẹp. Đây chính là dịp Tết của người già, là dịp để con cháu và mọi người xung quanh biểu đạt lòng tôn kính đối với người cao tuổi.

Ngoài ra, theo cách giải thích khác, hai con số 9 trong tiếng Trung đọc là “cửu cửu 九 九” đồng âm với “cửu cửu 久 久”, cũng thể hiện ngụ ý là lâu dài, trường thọ nên đây cũng được coi là một ngày may mắn, tốt lành.
1728611250163.png

1728611350468.png
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top