Mùa nước nổi với những món ăn gây thương nhớ

John Phạm
John Phạm
Phản hồi: 0

John Phạm

New member
Mùa nước nổi đang tràn đồng và món ăn cũng đặc sắc nhất vào mùa này. Ăn ở xứ nước nổi mới thấy được hết cái hồn quê, cảm nhận hết chiều sâu văn hóa, thăm thẳm như sông, mênh mang như nước đồng bằng.
1728633145708.png

Mùa nước nổi, chợt thèm…
Coi bữa cơm của người miền Tây, người ta sẽ biết đang mùa nước nổi. Một tô canh chua cá linh nấu với bô
Sản vật và món ăn mùa nước nổi là đề tài quen thuộc, kể hoài không hết, đầy hấp dẫn. Nhưng có điều chắc rằng, kể bao nhiêu cũng vẫn còn thiếu, nếu không có cá linh và bông điên điển.
1728633211359.png

Có nhà nghiên cứu đã ví von rằng, cá linh là "sứ giả" và bông điên điển là "biểu trưng" của mùa nước nổi miền Tây. "Canh chua cá linh bông điên điển" như một câu slogan mùa nước nổi có sức hút lạ kỳ, không nơi nào có được.
Nhà văn Trương Chí Hùng, công tác tại Trường Đại học An Giang, người có nhiều tác phẩm văn chương về sông nước đồng bằng, từ đầu nguồn sông Hậu nhắn với tôi: "Nước lên cao rồi, cá linh nhiều, bữa nào lên làm nồi canh chua đi!". Lời nhắn nhẹ hìu, mà tôi nghe sao đầy đủ mùi vị và cả cái tình của người đồng bằng thiệt thà, hiếu khách. Hùng nói với tôi rằng, món ngon mùa nước nổi thì nó có rất nhiều nhưng để chọn một món đặc trưng thì anh sẽ chọn món canh chua cá linh bông điên điển. Món ăn mà chỉ có vào mùa nước nổi, với những con cá linh non tươi rói, ngọt ngào như dung chứa dòng phù sa sông nước.

Bông điên điển bây giờ được trồng nhiều tháng trong năm nhưng cái cảm giác ngồi trên xuồng dập dềnh, hái từng chùm bông vàng rực triền sông, hẳn sẽ không có mùa nào có được, ngoài mùa nước nổi.
"Dù có đi đâu, rong ruổi xứ nào, miệt nào đi chăng nữa mà chỉ cần thấy mùa nước nổi tràn đồng, tôi lại nao nao nhớ đến món canh chua cá linh bông điên điển quê mình", Hùng nói mà cứ xuýt xoa.

Người miền Tây hay có câu: "Canh chua điên điển cá linh/ Ăn chỉ một mình thì chẳng biết ngon". Cá linh non không cần đánh vảy, cũng chẳng phải lặt đầu, chỉ cần ngâm nước muối cho sạch nhớt thì có thể nấu canh chua.

Canh chua nấu với bông điên điển không bằng chanh, bằng giấm cũng chẳng cần me, người miền Tây ra hái mấy trái bần hay cà na chín đập dập là có thể nấu canh. Nồi canh chua ấy có thêm vài cọng bông súng đồng, bông súng ma thì hết ý.
ng điên điển, rồi thêm mấy con cá lóc nướng trui, mấy con rắn bông súng nướng lèo, chuột đồng kho rau răm… Tụi nhỏ thì mê mẩn với trái bần chua, trái cà na đập dập.
Nhắc tới đâu thấy thèm tới đó. Mùi vị đậm đà, thoang thoảng phù sa sông nước đồng cứ chan hòa trong từng ngôi nhà ở xứ sở này, xứ sở của trăm sông ngàn rạch.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top