Cách tính lương hưu vẫn còn bất cập cho một đối tượng

Nghimatsuc
Nghỉ Mất Sức
Phản hồi: 0
Theo quy định, cách tính lương hưu người lao động trong khu vực nhà nước (tham gia bảo hiểm xã hội trước 31/12/2024) được tính theo trung bình mức đóng bảo hiểm xã hội 5-20 năm đóng cuối. Người lao động khu vực doanh nghiệp tư nhân tính bình quân toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm.
1729221878537.png

Ảnh minh họa

Thực tế, có nhiều người làm trong khu vực nhà nước, sau đó chuyển ra doanh nghiệp bên ngoài. Vì vậy, cách tính lương hưu áp dụng là trung bình toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm.
Vấn đề là trong thời gian làm việc trong khu vực nhà nước, mức lương đóng bảo hiểm xã hội theo hệ số rất thấp. Sau khi người lao động chuyển ra ngoài làm lại tính trung bình toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội khiến lương hưu thấp, và người lao động cảm thấy thiệt thòi.
Cụ thể, dưới đây là một trường hợp báo Người Lao động nêu:
Bà Nguyễn Thị Quỳ (SN 1966), nhân viên phục vụ, có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc là 20 năm 11 tháng. Trong đó, từ tháng 4/2003 đến 6/2020, bà đóng BHXH theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định (hệ số lương 8 năm cuối từ 1,72- 2,44). Từ tháng 7/2020 đến 2/2024, bà đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định (từ 4.764.785 - 5.493.000 đồng/tháng).
Áp dụng công thức tính tại khoản 3, điều 20, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, bà Quỳ được hưởng lương hưu là 2.345.512 đồng/tháng (tỉ lệ hưởng hưu 57%). Tuy nhiên, nếu chỉ tính trên tổng mức đóng, thời gian đóng BHXH ở khu vực nhà nước trong 8 năm cuối (do tham gia BHXH từ ngày 1/1/2001 đến 31/12/2006) thì mức lương hưu của bà sẽ là 2.541.915 đồng.
Tóm lại, hầu hết cả quá trình người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định nhưng chỉ cần một vài tháng họ tham gia BHXH theo mức lương do NSDLĐ quyết định thì sẽ phải chịu cách tính bình quân tất cả các năm đóng BHXH dẫn đến bị thiệt thòi.
Việc này cần được xem xét điều chỉnh, các bác có nghĩ vậy không?
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top