7 nguyên nhân gây ngứa chân và cách điều trị

H
Home Content

Chúng ta thường không tiếc thời gian và tiền bạc để giữ cho làn da trên khuôn mặt của mình trông tươi trẻ và khỏe đẹp nhất có thể trong khi làn da trên các vùng khác của cơ thể lại thường bị bỏ qua. Mặc dù đôi chân của chúng ta không được chú ý nhiều, nhưng chúng thường phải tiếp xúc với các hoạt động thể chất và nhiệt độ khắc nghiệt và điều này có thể ảnh hưởng đến làn da của đôi chân.

Những tác nhân này có thể dẫn đến các triệu chứng như ngứa ngáy ở chân, khiến bạn không thoải mái khi thực hiện các hoạt động hàng ngày bình thường. Tuy nhiên, ngứa chân cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn như các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Nguyên nhân gây ngứa chân?

Ngứa chân có thể do một số nguyên nhân như do tình trạng cơ địa da, do tiếp xúc với chất kích thích hoặc do bạn đang mắc các bệnh như bệnh tiểu đường. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa chân là nhiễm nấm da chân.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ngứa chân theo các nghiên cứu thống kê cho thấy:

  • Bệnh gan
  • Bệnh thần kinh ngoại biên, một tình trạng phổ biến liên quan đến bệnh tiểu đường
  • Bệnh chàm
  • Bệnh vẩy nến
  • Nấm da chân
  • Nhiễm trùng da như ghẻ

Có nhiều loại bệnh chàm khác nhau có thể ảnh hưởng đến bàn chân như viêm da tiếp xúc, bệnh chàm bội nhiễm hoặc bệnh chàm dị ứng.

Trong khi nấm da chân là do tiếp xúc với nấm hoặc tiếp xúc lâu với môi trường ẩm ướt, thì các tình trạng như bệnh chàm và bệnh vẩy nến thường do hệ thống miễn dịch hoặc gen của bạn kích hoạt. Và đôi khi , nguyên nhân gây ngứa ở chân cũng có thể đơn giản là do da bị khô. Khi đi tìm nguyên nhân khiến bạn ngứa chân và khó chịu, hãy xem xét đến các nguy cơ liên quan đến sức khỏe, môi trường và thói quen hàng ngày của bạn.

Các triệu chứng phổ biến liên quan đến ngứa chân là gì?

Khi bạn đang phải đối mặt với tình trạng ngứa ngáy ở bàn chân, cảm giác khó chịu có thể không phải là triệu chứng duy nhất mà bạn phải gánh chịu. Ngoài ngứa da, bạn cũng có thể gặp phải những thay đổi về hình dáng và cảm giác của da trên bàn chân.

Đọc thêm bài viết: Làm thế nào để giảm mỡ ở chân?

Một số người có thể bị ngứa ở chân và xuất hiện các mảng da đỏ hoặc bong tróc. Da cũng có thể bị khô hoặc đóng vảy và một số người có thể bị nổi da gà hoặc nổi mụn nước nhỏ. Kết hợp với thói quen gãi nhiều lần có thể góp phần làm dày da vùng chân của bạn.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ khi bị ngứa chân?

Mặc dù ngứa chân thường có thể được điều trị tại nhà, nhưng một số trường hợp cần có sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ. Khi đó bạn cần bác sĩ để có thể giúp xác định nguyên nhân cơ bản và kê đơn điều trị để giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Nếu cơn ngứa làm bạn thức giấc hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Hoặc nếu tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn và các phương pháp điều trị tại nhà hay thuốc thông thường không thể giúp cải thiện tình trạng ngứa chân của bạn thì bạn cần đi khám kiểm tra sớm.

Nếu ngứa chân đi kèm với các triệu chứng khác như đổi màu da và sưng tấy, bạn nên đi khám bác sĩ sớm. Những triệu chứng này đôi khi có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn nhiều. Các chuyên gia cũng lưu ý với bất kỳ ai đang mang thai và bị ngứa ở lòng bàn chân đều phải được đánh giá tình trạng nguy cơ ứ mật, đây là vấn đề về gan có thể xảy ra trong thai kỳ. Nếu tình trạng ứ mật không được điều trị có thể gây ra các biến chứng cho thai phụ và em bé.

Phương pháp điều trị ngứa chân?

Cách bạn điều trị chứng ngứa ở chân sẽ phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân ban đầu gây ngứa. Nếu ngứa nhẹ, bạn có thể mua một số loại kem làm mềm, dưỡng ẩm da và chống ngứa thông thường để giảm các triệu chứng.

Nếu bạn đang điều trị bệnh nấm da chân, bạn có thể thử dùng một số loại thuốc bôi ngoài da chống nấm không kê đơn. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của bạn không thuyên giảm, bạn nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu cặn kẽ vấn đề và điều trị kịp thời.

Mặc dù có rất nhiều phương pháp điều trị thông thường tại nhà mà bạn có thể sử dụng, nhưng nếu bạn đang phải đối phó với chứng ngứa chân mãn tính thì bây giờ không phải là lúc để thử nghiệm. Những phương pháp điều trị thông thường tại nhà chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng và không thể giúp bạn điều trị triệt để dứt điểm các nguyên nhân gây ngứa chân.

Làm thế nào để bạn ngăn ngừa ngứa chân?

Khi bạn đã loại trừ các vấn đề nguy cơ liên quan đến sức khỏe tiềm ẩn thì chìa khóa để ngăn ngừa ngứa chân khá đơn giản đó là chăm sóc tốt cho đôi chân của bạn. Vệ sinh bàn chân nói chung sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như ngăn ngừa sự phát triển của các yếu tố phát sinh có thể gây ngứa ở bàn chân.

Nếu bạn chăm sóc kỹ lưỡng cho đôi chân của mình nhưng vẫn cảm thấy khô và ngứa, hãy thử phương pháp dưỡng da slugging. Đây là phương pháp dưỡng da thường được áp dụng cho làn da trên khuôn mặt. Bạn cần thoa kem dưỡng da chân lên bàn chân, sau đó thoa một lớp sáp dầu và đi tất trước khi đi ngủ để giúp khóa ẩm. Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, bạn sẽ có bàn chân mềm mại, không ngứa!

Đọc thêm bài viết: 9 cách tốt nhất để giảm mỡ cánh tay

Tuy nhiên nếu bàn chân bị ngứa do nhiễm nấm chẳng hạn như bệnh nấm da chân, bạn nên giữ cho bàn chân càng khô càng tốt để tránh gây kích ứng.

Ngoài ra để giữ vệ sinh cho đôi bàn chân bạn nên:

  • tránh đi chân trần ở những nơi công cộng như phòng tập thể dục và hồ bơi
  • phơi giặt vệ sinh giày vào cuối ngày
  • xịt giày bằng thuốc xịt chống nấm
  • mang giày thoáng khí thoải mái để tránh tăng tiết mồ hôi ở chân
  • lau khô vệ sinh sạch sẽ ở giữa các kẽ ngón chân sau khi tắm.
Back
Top