UBND thành phố Hà Nội sẽ hỗ trợ 50% học phí cho các cấp học cho năm học 2022-2023, dùng ngân sách để bù đắp phần chênh lệch để phụ huynh sẽ không phải đóng góp, nhất là trong bối cảnh khó khăn trong 2 năm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Ảnh minh họa
Trước đó, ngoại trừ cấp tiểu học được miễn học phí, các cấp học từ mầm non, cấp 2 và cấp 3 ở Hà Nội phải đóng học phí với mức dưới 200 ngàn đồng (vùng đô thị cao nhất, các vùng nông thôn học phí thấp hơn).
Hà Nội có 12 quận nội thành và các phường tại thị xã Sơn Tây thuộc vùng 1; các thị trấn thuộc 17 huyện ngoại thành là vùng 2; các xã (trừ xã miền núi) của 18 huyện, thị thuộc vùng 3; các xã miền núi còn lại được xếp vào vùng 4.
Học phí vùng 1 và 2 áp dụng với các trường chưa đảm bảo chi thường xuyên là 155.000 - 300.000 đồng mỗi tháng. Mức này gấp đôi so với năm học trước. Học phí ở hai vùng còn lại thấp hơn, dao động 100.000 - 200.000 đồng (vùng 3) và 50.000 - 100.000 đồng (vùng 4).
Dự kiến,
tổng mức hỗ trợ giảm học phí năm học 2022 - 2023 và bù đắp mức chênh lệch tương đương số tiền 1.133 tỷ đồng.Mỗi học sinh chỉ giảm khoảng 100 ngàn đồng học phí mà Hà Nội đã phải bù đắp ngân sách đến hơn 1,1 ngàn tỷ đồng. Tôi thử nhẩm chi phí học thêm mà các gia đình Hà Nội đầu tư cho con em thì mới thấy khủng thế nào. Chỉ tính một phép tính nhẩm đơn giản,
mỗi em học sinh chi phí học thêm 1 triệu đồng/ tháng (tính trung bình có nhiều gia đình không cho con học thêm, nhưng có nhiều gia đình tốn vài ba triệu đồng/ tháng/ con
), thì thị trường học thêm ở Hà Nội đã lên đến 11 ngàn tỷ đồng/ tháng. Nếu tính cặn kẽ hơn thì có thể giảm nhưng cũng đến vài ngàn tỷ đồng mỗi tháng.
Ngoài việc cha mẹ phải còng lưng "cày cuốc" cho con có tiền học thêm là đương nhiên, thì tôi băn khoăn
không biết nhà nước thu được bao nhiêu tiền thuế từ lĩnh vực dạy thêm?
Được biết, Bộ Giáo dục vừa có văn bản yêu cầu thanh tra việc dạy thêm học thêm và các khoản thu đầu năm, chi tiết
tại đây. Bạn nghĩ thế nào về vấn đề này?