Theo hãng thông tấn RIA, Moscow đã chính thức triển khai xe tăng chủ lực thế hệ mới của họ ra chiến trường Ukraine, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực từ khoảng cách ngắn phía sau tiền tuyến.
“Pháo đài” công nghệ di động
Những cải tiến lớn nhất của T-14 liên quan đến khả năng phòng thủ và sống sót, với điểm nhấn là tháp pháo không người lái. Điều này cho phép tối đa hóa khả năng bảo vệ của giáp động lực cho kíp lái.
Mặc dù T-14 lưu trữ đạn ở bộ nạp tự động dạng băng chuyền trong tháp pháo giống như các xe tăng trước đây của Nga, nhưng khoang thân riêng biệt giúp giảm rủi ro cho tổ lái trong trường hợp tháp pháo bị xuyên thủng.
Một nâng cấp phòng thủ lớn khác trên T-14 là hệ thống bảo vệ chủ động Afghanit, gồm radar phát hiện đạn đang bay tới và bộ phân phối tự động phóng điện vô hiệu hoá hoặc ít nhất làm suy giảm viên đạn tấn công. Các chuyên gia nhận định Armata có khả năng làm giảm đáng kể hiệu quả tên lửa dẫn đường chống tăng tầm xa.
Ngoài ra, nằm giữa Afghanit và lớp giáp hỗn hợp thép-gốm là một lớp giáp phản ứng nổ thế hệ tiếp theo có tên Malachite. Các công nghệ phòng thủ khác bao gồm giảm thiểu tín hiệu hồng ngoại, tăng khả năng chịu mìn và máy thu cảnh báo laser.
Quan trọng hơn là hệ thống ngắm và điều khiển hỏa lực, bao gồm cả kính ngắm độc lập của xạ thủ và chỉ huy với độ phóng đại 4x và 12x, thông số kỹ thuật có thể phát hiện xe tăng đối phương cách 4,6 dặm (7,4 km) vào ban ngày, hoặc 2,2 dặm (3,5 km) vào ban đêm.
Về mặt tấn công, T-14 được trang bị một khẩu pháo 2A82 125mm mới với sơ tốc đầu nòng cao hơn so với 2A46 trên hầu hết các xe tăng Nga hiện tại. Xe tăng chủ lực của Moscow có thể bắn đạn phân mảnh Telnik nổ trong không khí (chống bộ binh) và đạn chống tăng chân không vonfram hoặc uranium cạn kiệt hiệu suất cao. Cùng với đó, hệ thống tên lửa chống tăng 3UBK21 Sprinter cũng có thể được sử dụng đối với các mục tiêu ở xa hoặc máy bay trực thăng từ khoảng cách lên đến 5 dặm (8 km).
Mang tính biểu tượng
Mặc dù về nguyên tắc, T-14 hứa hẹn nâng cấp khả năng chiến đấu của Nga, song thực tế việc dự án bị trì hoãn quá lâu mà không đưa vào sản xuất quy mô lớn cho thấy có thể đã có những vấn đề liên quan đến việc Moscow bị bao vây cấm vận, dẫn đến giá thành mỗi chiếc tăng bị đẩy lên quá cao.
Một giả thiết được đặt ra là Nga đang hy vọng cuộc thử nghiệm thực chiến của T-14 có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về ưu nhược điểm của chiếc xe tăng trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt.
Nhưng một động thái như vậy cũng có rủi ro khi T-14 là cỗ máy có thiết kế còn quá mới và chưa được hoạt động thường xuyên. Điều này có thể gây ra gánh nặng hậu cần trên thực địa do yêu cầu bảo trì, huấn luyện đặc thù và nguy cơ hỏng hóc thường xuyên.
Do đó, cùng với việc số lượng T-14 được sản xuất quá ít, giới quân sự phương Tây cho rằng “siêu mãnh thú” của nước Nga xuất hiện ở Ukraine sẽ không làm thay đổi đến tiến trình chung cuộc chiến.
Điều tương tự cũng đúng đối với sự xuất hiện của M1 Abrams tại đây khi phiên bản mà Washington gửi cho Kiev là M1A2 SEP tương tự như loại xuất khẩu cho quân đội Iraq, vốn không có lớp giáp bảo vệ bằng uranium nghèo và hệ thống thông tin chiến trường hiện đại.
(Theo PopMech, WashingtonPost)
Sau hơn một thập kỷ phát triển, một loại bom dẫn đường thế hệ mới, được kỳ vọng giải quyết những thách thức do tác chiến điện tử đặt ra, sắp được đưa vào sản xuất hàng loạt.Bom dẫn đường thế hệ mới khắc phục ‘tử huyệt’ chiến trường
Pháo phản lực HIMARS trước nguy cơ bị soán ngôi bởi hệ thống tên lửa còn "vô danh" do Israel sản xuất, khi thêm nhiều nước thành viên NATO xem xét trang bị các tổ hợp này.
Gây nhiễu sóng vô tuyến đang là “gót chân Achilles” của các loại máy bay không người lái, song những chiếc drone thế hệ mới có thể sớm vượt qua thách thức này.
Xem nhanh
, 29/12/2024