Mới đây, những hiện vật lần đầu tiên được công bố đã cho thấy rõ hơn về câu chuyện phía sau kỳ tích trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XX.
Năm 1966, tại Hà Nội, bộ đội tên lửa bắn rơi máy bay này ở độ cao 18km, cao hơn cả . Như vậy, tên lửa có khả năng hạ được B-52. Nhưng đánh như thế nào, Bác yêu cầu phải nghiên cứu.
Cuối năm 1967, với dự báo "đế quốc Mỹ sẽ đưa B-52 ra đánh Hà Nội", Bác chỉ thị phải chuẩn bị càng sớm càng tốt. Các đơn vị tên lửa, ra đa, không quân ngay sau đó được điều vào Quảng Bình và Quảng Trị. Bắn rơi B-52, lúc này, là nhiệm vụ cấp bách.
Lần đầu tiên, bản đồ về những trận không chiến được bảo tàng phòng không - không quân ra mắt công chúng. Gần đủ những lần xuất kích, kể từ trận mở màn. Những ghi chép chân thực, ngắn gọn từ sở chỉ huy, phần nào cho thấy những câu chuyện dài về trí tuệ và lòng quả cảm khi đối mặt với B-52 như bản đồ trận không chiến ngày 28/12/1972.
Trực chiến! Báo động chuyển cấp! Xuất kích! Những công việc lặp đi, lặp lại trong suốt thời gian cuối năm 1972. Chiến đấu ở chiến trường không có chiến hào. Còn chiếc điện thoại đặt tại sở chỉ huy, thường xuyên nhận các cuộc gọi của trong suốt chiến dịch.
Những hiện vật lên tiếng, người xem hình dung rõ hơn về những trận đánh từ mặt đất và bầu trời, về câu chuyện một thời "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem nhanh
, 17/11/2024