Khi “mồi chài” được Mao Trạch Đông và chính thức trở thành vợ thứ ba của ông, Giang Thanh đã mặc sức trả thù, hãm hại những người làm bà ta “ngứa mắt”. Trong số đó, có ông Lưu Thiếu Kỳ, Chủ tịch Trung Quốc, chết một cách oan khuất, còn vợ ông cũng suýt chết.
Cựu Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ (ở giữa)Vụ án để lại dấu ấn của Giang Thanh nhất có lẽ là vụ bức Lưu Thiếu Kỳ. Giang Thanh vì ghen ghét với Vương Quang Mỹ mà làm cho gia đình Lưu Thiếu Kỳ phải tan nát. Vin vào sự việc vợ Lưu Thiếu Kỳ là Vương Quang Mỹ khi đi thăm Miến Điện cùng Lưu Thiếu Kỳ có đeo sợi dây chuyền vàng mà Giang Thanh khép tội là theo tư sản, rồi bị đánh thành “Gián điệp tình báo chiến lược” của Mỹ. Giang Thanh kích động vợ trước và con của Lưu Thiếu Kỳ phản lại chính bố mình, vu khống Lưu Thiếu Kỳ nhiều tội không thể tưởng, làm ảnh hưởng ghê gớm đến thanh danh của vị Chủ tịch nước.
Giang Thanh lại chỉ huy vở “ác kịch” bắt Vương Quang Mỹ cho bằng được. Sau đó Lâm Bưu phán xử Vương Quang Mỹ tội tử hình “thi hành ngay”. Bản phán quyết đưa lên chỗ Mao Trạch Đông, ông phê bốn chữ “lưu lại dưới đao” mới tạm giữ được mạng của Vương Quang Mỹ. Sau đó Giang Thanh tiếp tục đánh mạnh vào Lưu Thiếu Kỳ, dựa trên những chứng cớ giả tạo biến ông thành “đại phản bội”. Lâm Bưu cũng thuận theo Giang Thanh mà phê duyệt cáo trạng.
Sau đó tại Hội nghị Trung ương 12 khóa VII họp tại Bắc Kinh, trong tình hình rất không bình thường, hội nghị thông qua nghị quyết sai lầm: “Khai trừ khỏi Đảng vĩnh viễn, hủy bỏ mọi chức vụ trong và ngoài Đảng” đối với Lưu Thiếu Kỳ. Tin đó được báo đúng vào sinh nhật bảy mươi của ông. Nghe xong, ông bị sốt cao. Cuối cùng, lúc 6g45 phút ngày 20/11/1969, vị Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã chết thê thảm trong nhà ngục Khai Phong.
Ngày 23/2/1980, Đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập Hội nghị toàn thể BCHTƯ lần thứ 5 khóa XI. Ngày 29/2/1980, Hội nghị thông qua Quyết nghị "về việc sửa sai cho đồng chí Lưu Thiếu Kỳ". Quyết nghị chỉ rõ: "Đồng chí Lưu Thiếu Kỳ, sinh năm 1898, người huyện Ninh Hương, tỉnh Hồ Bắc. Năm 1920, gia nhập Đoàn Thanh niên XHCN TQ; năm 1921, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đã từng giữ chức vụ lãnh đạo quan trọng trong Đảng. Trước Đại Cách mạng văn hóa, giữ chức Phó chủ tịch TƯ Đảng, Chủ tịch nước. Đêm hôm trước và thời kỳ đầu Đại Cách mạng văn hóa, do lúc đó đánh giá tình hình trong Đảng và trong nước trái với thực tế, nhận định trong Đảng tồn tại một đường lối xét lại phản cách mạng đối lập với đường lối của TƯ, tồn tại một Bộ Tư lệnh giai cấp tư sản, người ta đã coi đồng chí Lưu Thiếu Kỳ là trùm tập đoàn xét lại phản cách mạng ở trong Đảng và phái đương quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa lớn nhất toàn quốc; đồng thời tách rời nguyên tắc tập trung dân chủ, dùng phương pháp và phương châm sai lầm, trong phạm vi toàn quốc, tiến hành cuộc đấu tranh và phê phán công khai, xóa bỏ chức vụ Phó chủ tịch TƯ Đảng và thực tế đã xóa bỏ chức vụ Chủ tịch nước của Lưu Thiếu Kỳ. Lâm Bưu, Giang Thanh, Khang Sinh, Trần Bá Đạt, lộ rõ ý đồ cướp quyền lãnh đạo cao nhất Đảng và Nhà nước, lộ rõ mục đích phản cách mạng lật đổ chuyên chính của giai cấp vô sản, không những hình thành nhận thức sai lầm và xử lý sai lầm đối với Lưu Thiếu Kỳ, gây tác dụng lửa cháy thêm dầu cực kỳ tồi tệ, mà còn lợi dụng sai lầm đó, dựa vào đó để đánh cắp quyền lực, rắp tâm tiến hành hãm hại về chính trị và bức hại thân thể đối với Lưu Thiếu Kỳ, đồng thời vu cáo cho một số lớn cán bộ lãnh đạo của Đảng, chính quyền, quân đội là "người đại diện của Lưu Thiếu Kỳ", mà đánh đổ tất cả".
"Ngày 18/12/1966, thành lập Tổ chuyên án, dưới sự trực tiếp khống chế và chỉ huy của Giang Thanh, Khang Sinh, Tạ Phú Trị, một mặt dùng tài liệu dối trá, cắt xén lời văn, bức cung và những thủ đoạn tồi tệ, báo lên TƯ; mặt khác, lại khấu bớt lời chứng của những người hiểu rõ chân tướng và những tài liệu nhiều lần bị xào xáo do những người bị cưỡng bức đưa ra chứng cứ giả, vào tháng 9/1968, về hành vi phạm tội kẻ phản bội, nội gian, công tặc của Lưu Thiếu Kỳ. Bản "báo cáo" và "tội chứng kèm theo" là do toàn thể Hội nghị lần thứ 12 khóa VIII của Đảng thông qua, nhưng khi đó công tác của TƯ Đảng và sinh hoạt trong Đảng ở trong tình trạng hoàn toàn bất bình thường. Thông báo của Hội nghị toàn thể lần thứ 12 khóa VIII còn công bố Quyết nghị TƯ khai trừ vĩnh viễn Lưu Thiếu Kỳ ra khỏi Đảng, xóa bỏ tất cả chức vụ trong và ngoài Đảng, đồng thời tiếp tục xem xét hành vi phạm tội của Lưu Thiếu Kỳ và đồng bọn phản Đảng, phản quốc. Hạ tuần tháng 11, thông báo, báo cáo thẩm tra và tài liệu kèm theo nói trên do TƯ phân phát những văn kiện số 152 (năm 1968) và số 155 (năm 1968) trong toàn Đảng và truyền miệng đến quần chúng. Điều đó tạo thành vụ án oan lớn nhất toàn quốc".
Ông Lưu Thiếu Kỳ và vợHội nghị toàn thể phúc tra tập đoàn Lâm Bưu, Giang Thanh, Khang Sinh đã gán bừa cho Lưu Thiếu Kỳ tội danh "kẻ phản bội, nội gian, công tặc" và rất nhiều hành vi phạm tội khác, Hội nghị nêu ra rất nhiều sự thật xác thực, khẳng định rõ: Mùa đông năm 1925, Lưu Thiếu Kỳ đã bị bắt, nhưng căn bản không hề có vấn đề "một mình từ Thượng Hải chạy trốn đến Trường Sa và đầu hàng địch, phản bội"; tội danh tiến hành cái gọi là "hoạt động nội gian" tại Vũ Hán và Lư Sơn năm 1927 không phù hợp với sự thật, hoặc là vu cáo hãm hại, hoặc là hư cấu, đều không thể đứng vững được, về vấn đề gọi là "bị bắt phản bội" tại Thẩm Dương năm 1929, "qua phúc tra, những hành vi phạm tội đó đều là ngụy tạo, bịa đặt hoàn toàn"; vấn đề gọi là "kiên trì đi theo con đường tư bản chủ nghĩa" và "hành vi phạm tội phản cách mạng khác" qua phúc tra "cũng đều không thể đứng vững được", "là sự xuyên tạc lịch sử nghiêm trọng".
Căn cứ vào những phúc tra nói trên, Hội nghị toàn thể lần thứ 5 khóa XI Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng, đối với những tài liệu vu tội, vu cáo hãm hại, ngụy tạo và tất cả những từ không thực đều phải xóa sạch. Vì thế, Hội nghị toàn thể lần thứ 5 khóa XI đặc biệt ra quyết nghị như sau:
1. Xóa bỏ văn kiện số 152 (năm 1968), (tức là thông báo của Hội nghị toàn thể lần thứ 12 khóa VIII) về quyết nghị gán hành vi phạm tội cho Lưu Thiếu Kỳ và xử lý đồng chí, tương tự xóa bỏ văn kiện số 155 (năm 1968) (tức là nguyên báo cáo thẩm tra). Khôi phục danh dự cho Lưu Thiếu Kỳ là nhà mácxít và nhà cách mạng của giai cấp vô sản, là một trong những người lãnh đạo chủ yếu của Đảng và Nhà nước.
2. Trong thời gian thích hợp, do TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc thảo luận với Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, tổ chức lễ truy điệu cho đồng chí Lưu Thiếu Kỳ.
3. Những người và những việc bị liên lụy tới vấn đề Lưu Thiếu Kỳ trước đây đều được các ngành liên quan tiến hành phúc tra và làm sáng tỏ một cách thực sự cầu thị, phàm là án giả, án sai đều phải sửa sai.
>> Tội ác của Giang Thanh là gì?