Giáo sư, trưởng khoa Hoá Đại học Harvard, nhà khoa học hàng đầu Mỹ đã bị mắc câu gián điệp Trung Quốc như thế nào?

H
Home Content

Năm ngoái, giáo sư Charles Lieber, 64 tuổi, đã bị Thẩm phán Rya Zobel tại Tòa án quận Hoa Kỳ ở Boston kết án có thời hạn - hai ngày ông ta phải ngồi tù sau khi bị bắt - hai năm thả có giám sát - sáu tháng đầu bị giam tại nhà - phạt 50.000 đô la và 33.600 đô la tiền hoàn lại cho IRS, số tiền này đã được thanh toán.
Lieber, cựu chủ nhiệm khoa hóa học và sinh học hóa học của Harvard, bị kết án vào tháng 12 năm 2021 vì khai sai thuế, kê khai sai và không nộp báo cáo cho tài khoản ngân hàng nước ngoài ở Trung Quốc.
Các công tố viên cho biết Lieber đã cố tình nói dối Harvard và các cơ quan chính phủ về việc ông tham gia vào Kế hoạch Ngàn nhân tài của Trung Quốc, một chương trình được thiết kế để tuyển dụng những người có kiến thức về công nghệ nước ngoài và sở hữu trí tuệ đến Trung Quốc, nhằm nâng cao sự nghiệp của ông – bao gồm cả việc theo đuổi giải thưởng Nobel – và được hưởng lợi về mặt tài chính.
Các công tố viên cho biết Lieber đã phủ nhận sự liên quan của mình trong quá trình thẩm vấn từ chính quyền Hoa Kỳ, bao gồm cả Viện Y tế Quốc gia, nơi đã cung cấp cho ông hàng triệu đô la tài trợ nghiên cứu.
Theo các công tố viên, Lieber cũng che giấu thu nhập của mình từ chương trình Trung Quốc trên tờ khai thuế ở Mỹ, bao gồm 50.000 USD/tháng từ Đại học Công nghệ Vũ Hán, một số trong số đó được trả cho ông dưới dạng tờ 100 USD đựng trong bao bì giấy màu nâu....
Đầu đuôi câu chuyện thế nào?

Mỹ nữ gián điệp Bắc Kinh bị FBI bắt




Cuối tháng 1 năm 2023, Tết Nguyên đán vừa hết, một loạt người Hoa từ Trung Quốc quay trở lại Mỹ, ai nấy hành lý lặc lè, bước ra khỏi các phi trường của các thành phố lớn của Mỹ.
Ngày 30 tháng 1, mấy người đàn ông mặc đồ vest đã sớm đến phi trường quốc tế Logan ở Boston. Họ đến một tiệm cà phê ngoài lối ra phi trường và ngồi xuống. Mấy người lặng lẽ uống cà phê, mắt nhìn chăm chú vào từng người từ phi trường bước ra, rõ ràng là họ đang chờ người nào đó.
2 giờ đồng hồ trôi qua, cuối cùng một cô gái người Hoa trạc 30, chiều cao tầm trung, khoảng 1,63m đi ra. Cô mặc chiếc áo lông dài màu sẫm, mang theo 2 chiếc vali hành lý, đang chuẩn bị bước ra khỏi cửa.
Mấy người đàn ông mặc vest vừa nhìn thấy cô gái lập tức đứng dậy vây quanh cô. Cô gái thấy vậy thì trong mắt hơi lóe lên một chút sợ hãi, tim đập nhanh. Cô giả bộ bình tĩnh, vuốt tóc, hít một hơi sâu, cố gắng mỉm cười, nhìn về phía mấy người đàn ông mặc vest.
Người cầm đầu bước tới gần cô gái và giơ thẻ ra. Cô nhìn thấy rõ trên thẻ có chữ FBI. Người đàn ông nói nhẹ nhàng: “Cô Diệp, xin mời đi cùng chúng tôi một chuyến, chúng tôi cần cô phối hợp điều tra”.
Cô gái cố gắng trấn tĩnh và hỏi: “Tại sao?”
Người đàn ông nhìn sâu vào cô gái, chỉ nói ra một cái tên: “Charles Lieber”.
Cô nghe nghe xong lập tức như quả bóng xì hơi rũ người ra. Lập tức 2 người đàn ông bước tới đỡ 2 cái vali trong tay cô gái, đưa cô ra khỏi phi trường.

Bắt nhà khoa học sinh hóa Đại học Harvard



Ngày 28 tháng 1 năm 2020 là một ngày mùa đông giá lạnh, khoảng 5h45 sáng, ở ven đường gần ngôi nhà số 27 đường Hayes thị trấn Lexington nổi tiếng của tiểu bang Massachusetts - nơi nổ phát súng khai mào cuộc chiến độc lập của nước Mỹ, một nhóm thám tử FBI đang ngồi trong xe nâng tách cà phê, chăm chú nhìn vào ngôi nhà có 4 phòng ngủ này. Từ 3 giờ sáng, các thám tử đã đến nơi này rồi, và họ vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Chủ nhân ngôi nhà này là Charles Lieber - nhà khoa học vật liệu nano nổi tiếng thế giới, chủ nhiệm khoa hóa học Đại học Harvard.
Khi thời gian tiếp cận gần đến 6 giờ thì đèn nhà bếp bật sáng. Có lẽ nhà khoa học ăn sáng. Nửa tiếng sau, một người đàn ông da trắng mặc áo gió liền mũ và quần màu xám, tuổi ngoài 60 từ trong nhà đi ra. Đó chính là Charles Lieber. Rất nhanh chóng, 1 chiếc xe pickup loại nhỏ từ garage chạy ra, sau khi từ từ rẽ lên đường Hayes, chiếc xe tăng tốc.
Charles hoàn toàn không chú ý rằng, sau khi ông rời khỏi nhà thì cách cổng nhà ông không xa có một chiếc xe SUV màu tối đang đỗ, sau đó nó cũng lặng lẽ đi theo xe ông.
Các thám tử theo sau giáo sư Charles đến Đại học Harvard, và đến trước lầu giảng đường khoa hóa học sinh vật. Thấy giáo sư bước vào tòa nhà giảng đường, các thám tử mới xuống xe rồi lặng lẽ đến văn phòng giáo sư Charles.
Sau khi lịch sự giơ ra lệnh bắt giữ cho giáo sư xem, họ lấy còng ra còng tay giáo sư. Sau đó, trước con mắt kinh ngạc của mọi người, họ đưa vị giáo sư đáng kính - trưởng khoa hóa học, ra khỏi Đại học Harvard.
Ngày hôm sau, các báo lớn của Mỹ đăng trang nhất tin tức vị giáo sư danh tiếng trong giới học thuật thế giới bị bắt.
Tại sao ông bị bắt? Chính là vì cô gái họ Diệp nói trên.

Thân phận thật của mỹ nữ gián điệp và con cá lớn mắc câu


Tên đầy đủ của cô là Yanqing Ye (Diệp Yến Thanh), tốt nghiệp Đại học Khoa học Kỹ thuật Quốc phòng của Giải phóng quân Trung Quốc. Trường đại học này chính là nơi đào tạo gián điệp và sĩ quan cao cấp. Những học sinh được lựa chọn tuyển vào trường, không chỉ được miễn học phí, mà ăn ở đi lại v.v. tất cả đều do nhà cầm quyền chi trả.
Bắt đầu từ ngày đầu tiên nhập học, Diệp Yến Thanh giống các học sinh khác trong trường quân sự, bắt đầu bước vào quân đội. Ngoài việc phải hoàn thành các giáo trình như đại học thông thường ra, còn phải tiếp nhận sự huấn luyện quân sự nghiêm khắc, bao gồm nửa đêm vác nặng việt dã, và huấn luyện các kỹ năng như võ thuật, bắn súng, bơi lội, lặn v.v.
Ngay sau khi tốt nghiệp, Diệp Yến Thanh trở thành nữ quân nhân mang hàm trung úy.
Tháng 8 năm 2017, cô dùng thân phận là học sinh, xin visa thăm giao lưu J1 của Đại học Boston. Sau đó cô đến khoa công trình hóa học vật lý và y học sinh vật của Đại học Boston thăm và học tập.
Mục tiêu đến Mỹ của cô rất rõ ràng, đó là lấy cắp thành quả khoa học kỹ thuật mới nhất trong lĩnh vực hóa học sinh vật của Mỹ, đồng thời dùng nữ sắc quyến dũ Charles - nhân tài khoa học kỹ thuật hàng đầu, nhà khoa học vật liệu nano quốc tế, chủ nhiệm khoa hóa học Đại học Harvard - người đã được nhắm tới từ lâu.
Một buổi hoàng hôn trung tuần tháng 10 năm 2017, trên con đường nhỏ trong khuôn viên Harvard, những cánh hoa phất phới bay trong gió nhẹ, một giáo sư Mỹ tóc hoa râm và một cô gái người Hoa trẻ đẹp có khuôn mặt thanh tú dạo bước. Hai người trò chuyện rất vui vẻ. Vị giáo sư già thao thao bất tuyệt nói điều gì đó, cô gái chốc chốc lại kéo tay ông, cười lớn hưởng ứng. Sau đó, 2 người thân mật bước ra khỏi khuôn viên nhà trường, đi đến một nhà hàng món ăn Trung Quốc trên đường Massachusetts. Đến khi trời tối, 2 người mới bước ra khỏi nhà hàng, cùng lên chiếc xe pickup của giáo sư chạy vào màn đêm đen.
Vị giáo sư này chính là Charles Lieber, còn cô gái chính là Diệp Yến Thanh. Chẳng tốn nhiều công sức, Charles trở thành nội tuyến của Diệp Yến Thanh.
Năm 2018, Charles đến thăm Trung Quốc. Chuyến đi này, nào là cảnh non xanh nước biếc, vui vẻ, không chỉ toàn bộ chi phi do Trung Quốc chi trả, mà còn khách sạn, xe đưa đón đi lại, ăn nghỉ dọc đường, đều là loại tốt nhất.

Giáo sư Charles Lieber trong một lần đi công tác Trung Quốc
Được Trung Quốc thịnh tình tiếp đãi, Charles không những trở thành một người trong kế hoạch nghìn nhân tài của chính phủ Trung Quốc mà còn xây dựng phòng thí nghiệm nghiên cứu ở Đại học Công nghệ Vũ Hán. Ông còn đại diện cho trường đăng luận văn khoa học, tổ chức hội nghị quốc tế và nộp xin bản quyền.
Mỗi tháng, Trung Quốc trả thù lao cho ông là 50.000 đô la và 150.000 đô la tiền sinh hoạt phí, ngoài ra còn trao tiền thưởng cho ông lên đến 1,5 triệu đô la.
Sau này khi bị thẩm vấn, Charles Lieber đã khai chi tiết những điều này. Ông nói rằng: “Mỗi lần tôi đi Trung Quốc, họ đều trao cho tôi một phong bì lớn màu nâu, bên trong là từ 10.000 đến 20.000 đô la tiền mặt. Tôi giấu phong bì này trong vali hành lý. Vài lần như thế, chỉ số tiền mặt này đã lên đến vài trăm nghìn đô la rồi”.
Charles còn thừa nhận, ông ấy có một tài khoản ngân hàng bí mật ở Trung Quốc. Trong phiên tòa, ông nói: “Tôi không khai báo số tiền này, tôi làm như vậy là trái pháp luật”.
Nhưng có lẽ Charles vẫn không biết rằng, khi ông bị Diệp Yến Thanh mê hoặc mê muội đầu óc, thì Diệp Yến Thanh đang đồng thời lên kế hoạch quyến rũ 2 nhà khoa học danh tiếng khác. Một người là giáo sư nổi tiếng lĩnh vực máy tính và trí tuệ nhân tạo của Viện nghiên cứu Hải quân Monterey California, còn một vị là giáo sư công nghệ máy tính và điện khí của Đại học Texas, phân hiệu San Antonio.
Hai người này cũng là chuyên gia giới học thuật của Mỹ bị nhắm tới. Suýt nữa thì họ cũng bị rơi vào cái bẫy đáng sợ kế hoạch nghìn nhân tài. Chỉ là Diệp Yến Thanh chưa kịp thực thi dùng nữ sắc quyến rũ thì visa hết hạn, đã đến thời gian phải về nước rồi.

Diệp Yến Thanh bị truy nã



Cuối tháng 4 năm 2019, Diệp Yến Thanh đã hoàn thành mỹ mãn nhiệm vụ giai đoạn 1 đó là câu được con cá lớn Charles Lieber. Ngoài ra trong thời gian học tập ở Đại học Boston, cô còn lấy được rất nhiều tài liệu nghiên cứu bí mật. Lúc này visa J-1 của cô cũng hết hạn. Thế là Diệp Yến Thanh vui vẻ kết thúc 1 năm rưỡi cái gọi là ‘cuộc sống thăm và học tập’, đến phi trường quốc tế Logan ở Boston để trở về Trung Quốc.
Khi cô đi đến cửa ra máy bay, bỗng phát hiện ra 2 nhân viên pháp luật đeo súng đứng ở đó. Cô bất giác hoảng sợ, nhưng do đã được huấn luyện kỹ, cô rất nhanh chóng trấn tĩnh lại. Hai nhân viên chấp pháp bước tới trước mặt Diệp Yến Thanh, đưa cô vào một căn phòng ở phi trường để thẩm vấn, đồng thời máy tính và điện thoại của cô bị thu giữ để kiểm tra.
Ban đầu Diệp Yến Thanh vẫn còn nói dối, che giấu thân phận thực sự và mục đích đến Mỹ của mình. Nhưng từ máy tính và tài khoản Wechat trên điện thoại của cô, nhân viên chấp pháp đã tìm được rất nhiều chứng cứ về các hành động của cô.
Đối diện với những Email mà thượng cấp gửi cho cô, và những tin nhắn Wechat, cùng với những tài liệu mà cô không được phép sở hữu trong máy tính của cô, những lời nói dối của cô trở nên nực cười và hoang đường.
Theo thông báo của cơ quan chấp pháp Mỹ sau này, Diệp Yến Thanh đã khai quá trình từ khi cô xin học tập ở Đại học Boston đến việc gửi các thông tin đăng nhập vào mạng của trường, khiến các gián điệp Trung Quốc ở Đại lục dễ dàng đăng nhập vào mạng của Đại học Boston, xem xét kho dữ liệu có liên quan của trường. Đồng thời thượng cấp của Diệp Yến Thanh cũng gửi Wechat, yêu cầu cô nghĩ cách kiếm được các đường link mạng chiến lược nội bộ của hải quân Mỹ, sau đó lấy cắp các tài liệu bí mật quân sự.
Trước chứng cớ nhiều như núi này, trước những lời chất vấn nghiêm khắc của các nhân viên chấp pháp, Diệp Yến Thanh không thể không thừa nhận những hành động gián điệp phi pháp, và thân phận trung úy quân đội Trung Quốc của mình, cô cũng thừa nhận là đảng viên.
Bởi vì hôm đó, cơ quan chấp pháp Mỹ không có dự định bắt cô, cho nên sau khi thẩm vấn và lấy được các tài liệu bí mật mà cô mang theo, họ đã thả cô.
Sau đó vào ngày 30 tháng 1 năm 2020, tức 2 ngày sau khi bắt giáo sư Đại học Harvard Charles, Diệp Yến Thanh bị Bộ Tư pháp Mỹ chính thức khởi tố. Tội danh liên quan đến lừa dối xin visa, khai báo giả, làm người đại diện cho chính quyền ngoại quốc, và tội móc nối câu kết.
Khi người dân Mỹ biết Charles và Diệp Yến Thanh câu kết, thì lúc đó Diệp Yến Thanh đã trở về Trung Quốc rồi, do đó mục đích khởi tố Diệp Yến Thanh chỉ là bắn tin cho Trung Quốc biết mà thôi.
Back
Top