Bằng lái xe tại Việt Nam gồm những hạng nào? Từng hạng được lái xe gì?
GĐXH - Hiện nay có rất nhiều loại bằng lái xe đang được sử dụng trong Luật Giao thông đường bộ Việt Nam 2008. Đó là những loại bằng lái xe nào? Từng hạng được quy định lái xe gì? Bài viết dưới đây sẽ thông tin rõ liên quan đến vấn đề này.
Trong Luật Giao thông đường bộ tại Điểm 19, Điều 3 Luật Giao thông đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm:
Xe đạp (kể cả xe đạp điện).
Xe xích lô.
Xe lăn dùng cho người khuyết tật.
Xe súc vật kéo.
Xe gắn máy (kể cả xe máy điện).
Các loại xe tương tự.
Từ quy định trên xe máy điện được phân vào nhóm phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
Tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
- Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.
- Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự.
Xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi.
- Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2).
- Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC).
- Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD).
- Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên mới được đi xe máy điện. Theo đó, người điều khiển xe máy điện cũng phải đội mũ bảo hiểm và chấp hành Luật giao thông đường bộ.
Vậy học sinh cấp 2 có được đi xe máy điện không? Học sinh cấp 2 có độ tuổi từ 11 tuổi – 14 tuổi và học sinh cấp 3 dưới 16 tuổi hoàn toàn không được dùng xe máy điện để lưu thông trên đường.
Theo Luật Giao thông Đường bộ, những người dưới 16 tuổi không được phép điều khiển xe đạp điện, xe máy điện. Nếu vi phạm, CSGT sẽ lập biên bản xử lý. Cụ thể:
Đối với những người dưới 16 tuổi, mức phạt chỉ là cảnh cáo và áp dụng hình thức phạt bổ sung tạm giữ phương tiện đến 10 ngày.
Sau khi hết hạn tạm giữ phương tiện, khi tới nhận phương tiện, người dưới 16 tuổi phải có người giám hộ đi cùng, tới nơi xử lý vi phạm, viết cam kết không giao xe đạp điện, xe máy điện cho người chưa đủ tuổi điều khiển, mới được trả phương tiện.
Trường hợp người đủ từ 16 tuổi trở lên, được phép điều khiển xe đạp điện và phải chấp hành đội mũ bảo hiểm, cũng như các quy tắc giao thông theo quy định của Luật Giao thông Đường bộ. Người từ đủ 16 tuổi trở lên điều khiển xe đạp điện vi phạm không đội mũ bảo hiểm, sẽ bị áp dụng mức xử phạt bằng 1/2 mức phạt theo quy định từ 100.000 - 200.000 đồng), tức là 75.000 đồng.
Có thể bị phạt đến 12 triệu đồng nếu dùng bằng lái xe sai cách, những điều cần lưu ý để tránh bị mất tiền oan
GĐXH - Giấy phép lái xe hay bằng lái xe là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân có quyền sử dụng, tham gia điều khiển phương tiện giao thông. Người dân có thể bị phạt rất nặng nếu không biết quy định về loại giấy tờ này.
Căn cứ Khoản 2, Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về giấy phép lái xe như sau:
- Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
- Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
- Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
- Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.
Theo quy định, đối với những loại xe máy điện có công suất lớn hơn 4kW và vận tốc tối đa từ 50 km/h trở lên thì người điều khiển cần phải có giấy phép lái xe hạng A1. Điều kiện độ tuổi để được cấp giấy phép lái xe hạng A1 là từ 18 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, hầu hết các loại xe máy điện trên thị trường hiện nay đều có công suất không vượt 4kW và tốc độ thiết kế tối đa không quá 50km/h.
Như vậy, căn cứ theo quy định thì loại xe máy điện có công suất không vượt 4kW và tốc độ thiết kế tối đa không quá 50km/h không thuộc trường hợp phải có bằng lái xe.
Theo quy định, xe điện hoặc xe máy điện có vận tốc nhỏ hơn 25km/h và có trọng lượng nhỏ hơn 40kg sẽ không cần đăng ký biển số xe.
Đối với những loại xe có vận tốc từ 25km/h trở lên tương ứng với công suất lớn hơn 250W thì cần đăng ký biển số xe. Do vậy, khi mua xe đạp điện hoặc xe máy điện, cần chú ý đến trọng lượng, vận tốc và công suất của xe.
Mức phạt đối với những chiếc xe máy điện không có chứng nhận đăng ký và không có biển số xe từ 300.000 – 400.000 đồng.
Do đó, người đủ 16 tuổi trở lên mới được điều khiển xe máy điện. Khi lưu hành có cần bằng lái hay không còn tùy thuộc vào loại xe, tuy nhiên sau khi mua xe cần đăng ký biển số ngay để đảm bảo chấp hành đúng luật.
Xem nhanh