Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
Làng dệt chiếu Hới là một làng nghề truyền thống của người dân Thái Bình. Đây là nơi hội tụ những người “nghệ nhân” chân chất, thật thà với tay nghề điêu luyện chắc chắn sẽ giúp du khách hiểu thêm về lịch sử, quy trình tạo nên một chiếc chiếu.
Làng dệt chiếu Hới là thương hiệu riêng làm nên tên tuổi của Thái Bình. Và làng chiếu còn đi vào thơ ca rất nên thơ: “Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới”. Làng chiếu cói đến nay vẫn lưu giữ được những nét truyền thống, nét xưa cũ mà không thể kiếm tìm ở đâu. Nếu đến Thái Bình vi vu, hãy ghé thăm làng nghề làm chiếu Hới này nhé!
Làng nghề dệt chiếu Hới là làng nghề truyền thống của làng Hới, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Nằm ẩn sau những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, làng nghề truyền thống đã trải biết bao nhiêu năm gian khó cùng đất nước. Đến nay, ngôi làng nghề vẫn lưu giữ được truyền thống làm chiếu cói thô sơ nhất để tạo được một nét độc đáo, nét đặc trưng rất riêng.
Làng chiếu Hới - nét văn hóa của Thái Bình. Ảnh: Phạm Văn Sỹ
Từ Hà Nội di chuyển đến làng chiếu Hới chỉ mất khoảng 40km. Tạm rời xa thành thị đông đúc, chật chội, về với Thái Bình, băng qua những con đường nhỏ với lúa chín vàng, cuối con đường ấy chính là làng chiếu dệt chào đón du khách. Làng nghề dệt chiếu chính là điểm du lịch thanh tịnh, yên bình mà nhiều du khách lựa chọn khi du lịch Thái Bình.
Về với Thái Bình chiêm ngưỡng làng nghề truyền thống dệt chiếu. Ảnh: Bích Thủy
Có lẽ bởi con đường dẫn đến làng chiếu Hới rất thuận lợi. Dù di chuyển từ thủ đô Hà Nội hay các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Ninh Bình, Hà Nam hay Nam Định,... bạn chỉ cần di chuyển theo maps hoặc hỏi người dân bên đường là có thể dễ dàng đến được làng Hới.
Ngôi làng dệt chiếu Hới chào đón du khách. Ảnh: Phạm Quốc Bảo
Tùy vào phương tiện di chuyển, điểm xuất phát mà bạn có thể lựa chọn các cung đường khác nhau. Nếu tự di chuyển từ Hà Nội, bạn có thể đi theo lộ trình sau: Đi vành đai 3 cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ - đến Phủ Lý rẽ cầu Thái Hà. Hoặc bạn có thể từ Vành đai 3 rẽ cầu Thanh Trì - Cao tốc Hà Nội Hải Phòng - rẽ Hưng Yên - Chạy thẳng 20-35km sẽ rẽ cầu Triều Dương - qua cầu là đến Hưng Hà, Thái Bình.
Theo chân Du lịch Việt Nam về với làng Hới, chắc chắn du khách sẽ được người dân làng nghề kể cho câu chuyện truyền miệng về ông tổ nghề chiếu. Tương truyền rằng, tại làng Hới, trước đây đã có nghề dệt chiếu truyền thống nhưng dùng bàn dệt đứng. Đó là lý do vì sao chiếu làng Hới lúc bấy giờ không chắc chắn, không đẹp.
Hình ảnh chiếu được dệt bằng tay truyền thống. Ảnh: lê-huynh
Mãi cho đến thời nhà Tiền Lê - Lý từ thế kỷ X - XI, trạng nguyên Phạm Đôn Lễ chính là người có công lớn nhất đối với làng Hới. Ông đỗ Trạng nguyên khoa Tân Mùi đời vua Lê Thánh Tông nên đã được cử sang nhà Minh làm sứ. Chính quãng thời gian này, Phạm Đôn Lễ đã học hỏi được các kỹ thuật dệt chiếu tân tiến của Trung Quốc. Sau đó, ông về làng dệt chiếu Hới dạy mọi người cách dệt, đan một cách khéo léo, uyển chuyển hơn tạo nên những sợi đan đều đặn. Về sau, người dân làng Hới đã tôn Phạm Đôn Lễ làm Trạng Chiếu - ông tổ nghề dệt chiếu. Đặc biệt, tại ngôi làng của Thái Bình này còn lập đền thờ ông tổ để tưởng nhớ, biết ơn công lao.
Nhờ công lao ông tổ nghề dệt chiếu mà làng Hới phát triển nghề dệt chiếu. Ảnh: velang
Điều tạo nên sự khác biệt của làng nghề dệt chiếu Hới khiến bao du khách say mê chính là cách dệt chiếu độc đáo của người dân nơi đây. Quả thật, càng tìm hiểu về làng chiếu, du khách càng thêm yêu làng nghề truyền thống này. Không chỉ cách thức dệt mà ngay từ nguyên liệu, người làng Hới cũng “tuyển chọn” kỹ càng. Nhờ đó mà tạo nên một sản phẩm chiếu dệt truyền thống đặc trưng, khó ở đâu sánh bằng.
Thu hoạch cói và đay để tạo nên những chiếc chiếu chất lượng. Ảnh: Bích Thủy
Du lịch làng Hới những ngày hè tháng 5-6, bạn có thể chiêm ngưỡng khung cảnh người dân nô nức thu hoạch đây. Đay và cói là hai nguyên liệu chính tạo nên chiếu. Và làng Hới của Thái Bình lại nằm nay vùng sông nước giữa sông Luộc và sông Hồng với đất đai phù sa màu mỡ đã tạo điều kiện thuận lợi để có đay và cói đẹp, chất lượng.
Cói được phơi khắp những góc sân, con ngõ của làng Hới. Ảnh: Văn hóa Việt Nam
Cói và đay sau khi phơi, nhuộm tạo thành những sợi đầy màu sắc. Ảnh: Bích Thủy
>> Có thể bạn quan tâm: Về Thái Bình, thăm đền Đồng Xâm thờ ông tổ nghề chạm bạc truyền thống
Bên cạnh sự chuẩn bị về nguyên liệu kỹ càng, điều quan trọng để tạo nên một sản phẩm chiếu đẹp, đó chính là các “nghệ nhân” làng Hới. Nếu tham quan làng dệt chiếu Hới, du khách mới thấy hết được sự sáng tạo, sự tỉ mỉ, công phu của người thợ nơi đây.
Làng dệt chiếu Hới không chỉ có nguyên liệu chất lượng mà còn có những người thợ tay nghề cao. Ảnh: Huyền Chi
Ghé thăm làng chiếu Hới, chúng ta sẽ không được nhìn thấy khung cảnh dệt chiếu bằng tay truyền thống. Hiện nay, người thợ dệt chiếu làng Hới cũng đã cập nhật các kỹ thuật công nghệ để nâng cao năng suất, tăng sản lượng chiếu. Tuy nhiên, người thợ dệt vẫn đảm bảo dù máy móc có hỗ trợ quá trình dệt nhưng chất lượng chiếu chưa bao giờ giảm sút.
Ngày nay, làng chiếu Hới đã áp dụng máy móc tân tiến. Ảnh: ungha
Tham quan làng dệt chiếu Hới, không ít du khách phải mắt chữ O mồm chữ A trước khung cảnh bình yên của thôn quê cũng như trầm trồ trước tài nghệ của người thợ dệt nơi đây. Chính sự công phu trong việc chọn từng sợi cói, sợi đay rồi giặt - phơi - nhuộm màu - làm sạch cùng với đôi bàn tay khéo léo, “nghệ nhân” làng Hới đã tạo nên những chiếc chiếu không lẫn đi đâu được.
Những chiếc chiếu cói đẹp của làng dệt Hới. Ảnh: javi-invest
Chiếu làng Hới dù có nhiều loại nhưng rất dễ nhận biết. Khám phá làng dệt, du khách mới biết thêm nhiều loại chiếu như chiếu sợi xe, chiếu cài hoa hay chiếu trơn,... Tùy vào từng loại chiếu cũng như yêu cầu mà người thợ dệt sẽ đan các loại hoa văn khác nhau từ chữ cái cho đến hình bông hoa,...
Những họa tiết mang thương hiệu “làng dệt chiếu Hới”. Ảnh: Phạm Văn Sỹ
Nhưng đặc trưng nhất của chiếu làng Hới chính là những bông hoa sen, hoa hồng, chữ thọ hay chân dung người đan ngay giữa chiếu. Dệt chiếu đã khó, việc đan những hình thù hoa lá, chân người, chữ cái lại càng khó hơn. Và chính điều đó đã tạo nên nét độc đáo riêng của chiếu làng Hới cũng như thể hiện được tay nghề tài hoa của người thợ.
Chiếu cói làng Hới mang những họa tiết rất riêng, không hề lẫn lộn. Ảnh: Minh Trang
Trăm nghe không bằng một thấy và chẳng gì tuyệt hơn khi được tự tay trải nghiệm dệt chiếu cùng những người thợ làng Hới. Tùy thuộc vào thời điểm bạn đến mà bạn có thể tham gia vào công đoạn thu hoạch đay, cói hay cùng nhuộm từng sợi đay, sợi cói hoặc có thể tự tay dệt chiếu.
Đến làng Hới, bạn có thể trải nghiệm dệt chiếu cùng người dân. Ảnh: Phạm Văn Sỹ
Và điều tuyệt vời nhất chính là người dân của làng dệt chiếu Hới vô cùng thật thà, chất phác lại phóng khoáng. Vì thế, người thợ dệt sẽ không ngần ngại cho phép du khách trải nghiệm và hướng dẫn tận tình. Chính trải nghiệm trong không gian làng chiếu này càng giúp du khách thêm yêu hơn mảnh đất Thái Bình, yêu thêm những sản phẩm mang đậm truyền thống Việt Nam.
>> Xem thêm: Hơn 100+ tour du lịch giá rẻ trong nước và quốc tế
Có thể khẳng định rằng, làng dệt chiếu Hới mang trong mình sứ mệnh bảo tồn, giữ gìn văn hóa đất Việt. Còn chần chừ gì nữa không đến với làng Hới để được chiêm ngưỡng, trải nghiệm tuyệt vời cùng với người thợ dệt khéo tay, điêu luyện.
Linh Meo
Theo Báo Thể Thao Việt Nam
Xem nhanh