Sóng nhiệt tại Việt Nam và châu Á nhìn từ vệ tinh

H
Home Content

Các hệ thống vệ tinh thời tiết ghi nhận nhiệt độ cao hơn trung bình tại Việt Nam và một số nước châu Á.

Dữ liệu ghi nhận tại Việt Nam lúc 13h ngày 23/4 (giờ địa phương) từ vệ tinh của Trung tâm Dự báo Thời tiết Tầm trung châu Âu (ECMWF) cho thấy nhiều khu vực có nhiệt độ cao hơn bình thường, trong khoảng 1,5-4,6 độ C, cá biệt có nơi nóng hơn 9,7 độ C so với trung bình.

Nhiệt độ ghi nhận tại những khu vực dao động trong khoảng 31-35 độ C, một số nơi thậm chí lên 36 hoặc 37 độ C. Các nước lân cận như Campuchia, Lào hoặc Thái Lan có nơi ghi nhận nhiệt độ 37-38 độ C hoặc hơn.

Lúc 13h ngày 24/4 (giờ địa phương), khu vực phía nam ghi nhận nhiệt độ chủ yếu 35-36 độ C trở lên. Theo dữ liệu vệ tinh, nhiệt độ cao nhất được ghi nhận vào thời điểm đó là 37,8 độ C.

Không chỉ Việt Nam, nhiều nước trong khu vực cũng trải qua đợt nắng nóng kỷ lục, được mô tả là “sóng nhiệt tháng 4 tồi tệ nhất lịch sử châu Á". Dữ liệu ghi nhận bởi Hệ thống Dự báo Toàn cầu (GFS) ngày 24/4 cho thấy tại châu Á, có nơi nóng hơn đến 18,2 độ C so với mức trung bình.

Tại Trung Quốc, dữ liệu ghi nhận lúc 14h ngày 24/4 (giờ địa phương) ghi nhận có nơi nóng đến 42,2 độ C. Truyền thông địa phương đưa tin nhiệt độ kỷ lục trong tháng 4 được ghi nhận ở nhiều địa điểm, bao gồm Thành Đô, Chiết Giang, Nam Kinh, Hàng Châu...

Nhiệt độ tối đa được ghi nhận tại Ấn Độ ngày 24/3 là 42,3 độ C. Đợt nắng nóng tháng 4 đã tàn phá các bang phía Bắc và Đông của đất nước tỷ dân. Một số bang thậm chí phải đóng cửa trường học, ghi nhận người dân tử vong do say nắng.

Mức chênh lệch nhiệt độ cao nhất so với trung bình được ghi nhận tại Ấn Độ vào thời điểm trên là 18,3 độ C.

Philippines cũng không tránh khỏi sóng nhiệt khi có nơi ghi nhận nhiệt độ tối đa 41,1 độ C. Cục Quản lý Khí quyển, Địa vật lý và Thiên văn Philippines (PAGASA) khuyến cáo người dân hạn chế các hoạt động ngoài trời, uống đủ nước vào những thời điểm nắng gắt.

Những câu hỏi lớn - Vũ trụ

Sách đề cập đến những vấn đề cơ bản trong khoa học tự nhiên, dưới hình thức thảo luận 20 câu hỏi về thiên văn và vũ trụ như: Vũ trụ là gì? Vũ trụ rộng lớn thế nào? Vì sao các hành tinh luôn bay theo quỹ đạo?...

Ảnh: WeatherBell

Đọc tiếp

Thành viên mới đăng

Back
Top