Một thông tin mới đây cho biết, Apple đã cố gắng chuyển các hoạt động ra khỏi Trung Quốc trong một thập kỷ và nếu có thể thực hiện được điều đó, quá trình di chuyển này sẽ mất thêm 20 năm nữa.
Apple và tất cả các hãng công nghệ lớn, đang nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc do căng thẳng giữa quốc gia này với Mỹ đang ngày càng tăng lên, cùng với tác động của các biện pháp phòng chống COVID-19.
Tuy nhiên, Financial Times cho biết, cho đến nay, Apple vẫn phụ thuộc nhiều nhất vào Trung Quốc, đến mức công ty có thể không bao giờ có thể rời bỏ hoàn toàn.
Được biết, doanh thu từ phần cứng của Microsoft chỉ chiếm 6% tổng doanh thu. Samsung đã đóng cửa các nhà máy của mình tại Trung Quốc hồi năm 2019, nhưng lý do muốn chuyển đi chỉ là phụ, bởi thị phần tại Trung Quốc của công ty đã giảm từ 20% xuống dưới 1%.
Tờ Financial Times cho biết để so sánh, Apple sử dụng trực tiếp 14.000 người ở Trung Quốc và hầu hết trong số 1,5 triệu công nhân của họ trong chuỗi cung ứng toàn cầu đều ở đất nước này.
Apple và nhà cung cấp iPhone chính Foxconn đã thực hiện các bước quan trọng để chuyển sản xuất sang Ấn Độ và Việt Nam. Tuy nhiên, một cựu giám đốc điều hành của Microsoft xác nhận rằng, còn "nhiều năm nữa", các quốc gia này, chẳng hạn như Việt Nam, mới có khả năng cạnh tranh thực sự.
Đây có thể là tình huống mà Microsoft gặp phải khi mua Nokia hồi năm 2013 và chuyển sản xuất sang Việt Nam. Theo Financial Times, Nokia sau đó cũng phải đối mặt với các vấn đề về thời tiết, giao thông không đầy đủ - và thậm chí cả tội phạm có tổ chức.
Vấn đề gửi các bộ phận từ Trung Quốc để lắp ráp tại các quốc gia như Ấn Độ dường như khá thường xuyên, đến mức có 1 thuật ngữ cho các công ty lắp ráp. Những nhà cung cấp này được gọi là Lắp ráp, Kiểm tra và Đóng gói Cuối cùng (FATP).
Theo ước tính, số lượng công nhân hiện có trong các nhà máy Trung Quốc lớn hơn tổng dân số của Việt Nam. Thống kê riêng của Trung Quốc cho biết 293 triệu người làm việc trong các nhà máy vào năm 2021, trong khi dân số của Việt Nam chỉ rơi vào khoảng 100 triệu người.
Ngay cả khi Apple hoặc các công ty khác, có thể thiết lập chuỗi cung ứng tương đương ở Ấn Độ, Việt Nam hoặc bất kỳ nơi nào khác, thì vẫn có một thực tế: Trung Quốc là một nguồn luyện kim. Vì vậy, ít nhất, kim loại thô vẫn sẽ đến từ đó.
Apple đã bị chỉ trích vì liên tục sẵn sàng cúi đầu trước áp lực từ chính phủ Trung Quốc. Nhưng công ty cũng đã trực tiếp đề cập về việc ở lại Trung Quốc, hoặc ít nhất là Tim Cook đã nhắc đến điều đó.
Theo Financial Times, trong chuyến thăm Luxshare năm 2017, các công nhân đã đưa ra câu hỏi, liệu Apple có định chuyển đi không. Tim Cook trả lời: “Chúng tôi không làm điều đó. Sản xuất sản phẩm của chúng tôi đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật chuyên sâu, quản lý chuỗi cung ứng linh hoạt và tiêu chuẩn chất lượng vượt trội. Chúng tôi sẽ không chuyển sản xuất vì mục đích giảm chi phí.”
Ông đã trấn an người lao động và phát biểu này được đưa ra vào năm 2017, trước khi chính quyền Trump bắt đầu áp thuế đối với những người Mỹ mua hàng hóa từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, Apple sẽ không sản xuất iPhone chất lượng thấp hơn hoặc sử dụng các nhà cung cấp kém năng lực hơn, chỉ để cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Một cựu kỹ sư giấu tên của Apple tiết lộ với Financial Times: “Apple không thể đa dạng hóa. Trung Quốc sẽ thống trị sản xuất lao động và công nghệ trong 20 năm nữa."
>>> Apple tiến tới tự chủ chip WiFi, Bluetooth và modem mạng 5G, "hất cẳng" Qualcomm và Broadcom
Nguồn: Apple Insider
Xem nhanh