Việt Nam sẽ có robot AI giáo dục cạnh tranh với ChatGPT

H
Home Content

Sau hơn bốn năm nghiên cứu, robot trí tuệ nhân tạo Anan của Việt Nam vừa được chính thức giới thiệu phiên bản thử nghiệm. Đây là sản phẩm thuộc dự án robot trí tuệ nhân tạo do Công ty Cổ phần quốc tế ETT phát triển từ năm 2019.

Tên gọi của Anan lấy cảm hứng từ nhà giáo lỗi lạc Chu Văn An. Mẫu robot Make in VietNam này có khả năng thực hiện các cuộc thoại bằng ngôn ngữ tự nhiên dựa trên công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI).

Anan có thể hiểu nội dung trao đổi bằng tiếng Việt, phân tích và đánh giá nội dung để từ đó đưa ra quyết định giao tiếp. Hiện mẫu robot này nghe hiểu bằng tiếng nói với 80% nội dung giao tiếp căn bản tiếng Việt.

Ba nhà sáng lập nhóm phát triển robot Anan. Ảnh: Trọng Đạt

Theo đại diện nhóm phát triển, các nền tảng và ứng dụng AI bằng tiếng Việt hiện có chỉ hiểu được những câu lệnh ngắn được nạp (dạy) từ trước. Nếu người dùng nói ý đó nhưng theo cách diễn đạt khác với mẫu câu được nạp, AI sẽ không hiểu, thậm chí thực hiện sai. Với hạn chế đã nêu, người dùng chỉ có thể ra lệnh hoặc khớp lệnh với ứng dụng chứ chưa thể thực hiện một cuộc hội thoại tự nhiên.

Anna có thể giải quyết câu chuyện trên nhờ nhận diện được chính xác ý định người dùng muốn đề cập, kể cả những đoạn nói chuyện dài mà không cần khớp với các câu lệnh đã được dạy. Sau đó, robot sẽ lựa chọn nội dung để trao đổi, phản hồi lại người dùng theo kịch bản đã được xây dựng từ trước.

Tại buổi thử nghiệm, robot Anan đã trình diễn khả năng giảng dạy kỹ năng sống như một giáo viên. Hoạt động này bao gồm việc dẫn dắt học sinh vào bài học, trao đổi thảo luận, phân tích đánh giá câu trả lời, lựa chọn nội dung phù hợp để đào tạo tiếp, kiểm tra lại kiến thức đã dạy, tổng hợp kết quả, ôn lại bài cũ...

Trình diễn khả năng dạy học của robot Anan. Ảnh: Trọng Đạt

Mẫu robot AI này sẽ giúp trẻ được đào tạo 1:1, đồng thời đánh giá và sửa lỗi, bám sát suốt quá trình, giúp trẻ hiểu sâu và vận dụng hiệu quả kỹ năng đã được dạy.

Mục tiêu của nhóm phát triển là muốn Anan có thể thay thế hoặc trợ giúp các công việc cần giao tiếp theo quy trình như giáo viên kỹ năng sống, tư vấn tâm lý, tư vấn bán hàng, trợ lý hướng dẫn sử dụng.

Trao đổi với VietNamNet, nhóm phát triển cho biết, robot Anan và ChatGPT có điểm giống là cùng được xây dựng trên công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên Transformer của Google. Điểm khác biệt nằm ở chỗ, trong khi ChatGPT sử dụng kênh nhập liệu là chữ viết, Anan lại có khả năng tương tác với người bằng giọng nói tiếng Việt.

Robot này có thể sử dụng giọng nói đặc trưng của một số vùng miền tại Việt Nam như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và một số tỉnh lân cận. Điểm yếu của Anan là hiện chỉ sử dụng duy nhất ngôn ngữ Tiếng Việt. Tuy nhiên, điều này sẽ được khắc phục trong các phiên bản tiếp theo.

Ông Trần Ngọc Thiện - thành viên nhóm phát triển robot Anan. Ảnh: Trọng Đạt

Điểm khác biệt lớn giữa Anan với ChatGPT là các nội dung giao tiếp của robot này đều được kiểm duyệt. Nhóm phát triển sẽ chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng câu trả lời. Bên cạnh đó, robot Anan sẽ chủ động điều khiển việc giao tiếp, dẫn dắt người đối diện vào chủ đề chính thay vì trả lời các nội dung ngoài chương trình học. Với các bậc phụ huynh, bố mẹ sẽ nhận được báo cáo từ robot về trạng thái tâm lý và kết quả học tập của con thông qua app.

ChatGPT nào cho Việt Nam?

Là nhà tư vấn công nghệ, tôi khuyến nghị Chính phủ và doanh nghiệp cần nhanh chóng hành động để cập nhật các chiến lược phát triển AI, ưu tiên phát triển dịch vụ ChatGPT cho người dân Việt Nam.

Thành viên mới đăng

Back
Top