Chiến tranh Lạnh đã kết thúc từ hơn 30 năm trước, nhưng mối đe dọa về 1 cuộc chiến hạt nhân hoặc 1 vụ tấn công hạt nhân vẫn còn hiện hữu. Đặc biệt khi tình hình căng thẳng giữa Nga và NATO về vấn đề Ukraine ngày càng gia tăng. lại thêm những bất ổn khu vực châu Á giữa Mỹ và Trung Quốc về hòn đảo Đài Loan... Càng khiến nhiều người tin vào một viễn cảnh chiến tranh hạt nhân.
Mới đây, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố phương Tây đang đe dọa chủ quyền lãnh thổ nước Nga. Ông Putin khẳng định sẽ không nhượng bộ và sẵn sàng tung ra mọi chiến lược, mọi biện pháp chiến tranh khác nhau bao gồm cả vũ khí mang tính hủy diệt - như là bom hạt nhân. Sau đó, Bộ Ngoại giao Nga lên tiếng khẳng định "không đe dọa bất kì ai bằng vũ khí hạt nhân".
Cùng với đó, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump lại lên mạng xã hội cảnh báo rằng, chiến sự Ukraine có nguy cơ mất kiểm soát và leo thang thành Chiến tranh Thế giới thứ 3 trên quy mô toàn cầu. Ông khẳng định lẽ ra quan hệ giữa Moscow và Washington lẽ ra đã tốt đẹp hơn. Theo ông Trump, việc chính quyền Biden gửi hàng chục tỷ USD viện trợ cho Ukraine chỉ càng khiến tình hình thêm căng thẳng.
Vậy vũ khí hạt nhân thực sự tàn khốc đến mức nào mà Tổng thống Nga Putin lại lấy ra để nhắc nhở, và cựu tổng thống Mỹ Donal Trump thì cảnh báo nó sẽ bùng nổ thành Chiến tranh Thế giới thứ 3? Nếu xảy ra 1 vụ tấn công hạt nhân, làm sao để sống sót qua bom hạt nhân?
Peter Kuznick, giáo sư lịch sử và giám đốc Viện Nghiên cứu Hạt nhân tại Đại học Mỹ, người trong nhiều thập kỷ đã nghiên cứu ảnh hưởng của những quả bom hạt nhân do Mỹ ném xuống các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, hoang mang nói rằng: "Có rất nhiều sự kiện lớn đã xảy ra trong những năm. Chúng tôi ước tính quả bom uranium ở Hiroshima có sức công phá 16 kiloton, còn quả bom Nagasaki khoảng 21 kiloton. Hầu hết vũ khí hạt nhân hiện đại ngày nay gấp từ 7 đến 70 lần sức mạnh đó."
Ngay cả những quả bom tương đối nhỏ cũng có sức tàn phá vô cùng lớn. Những người sống gần vùng trung tâm nơi quả bom rơi xuống đã bị carbon hóa, còn người sống sót sau đó đều cảm nhận được ảnh hưởng trong suốt phần đời còn lại.
Cây nấm tử thần
"Họ bị ung thư và nhiều căn bệnh khác. Một số đã phải phẫu thuật nhiều lần. Người ta thường nói một cách bi đát rằng - sau một cuộc chiến tranh hạt nhân, những người sống sẽ ghen tị với kẻ đã chết. Tôi không chắc điều đó có đúng, nhưng những đau khổ mà người sống sót phải chịu đựng thật đau đớn và kinh khủng khi chứng kiến."
Với những hồi ức và cả sự lo sợ về chiến tranh hạt nhân trong ý thức công chúng đang đến lần nữa, nhiều người tự hỏi làm thế nào để có thể tồn tại nếu chẳng may có một vụ nổ bom xảy ra?
Một quả bom hạt nhân có đang sợ như người ta hay nói?
Tác động gây sát thương đầu tiên từ bom hạt nhân sẽ là một quả cầu lửa khổng lồ, đi kèm một luồng nhiệt. Tiếp theo, một sóng xung kích hủy diệt truyền đi nhanh hơn cả tốc độ âm thanh. Bạn chắc chắn sẽ không thể chạy nhanh hơn nó.
Mức độ thiệt hại tùy thuộc vào kích thước của quả bom. Nó có thể thay đổi hàng loạt những gì ở xung quanh, cho dù là một người hoặc một tòa nhà cách tâm vụ nổ bao xa chăng nữa. Nếu xét về mặt này, việc sống sót được quả thực may mắn không tưởng.
Con người vẫn chưa quên những thảm họa hạt nhân trong lịch sử
Paul Hazell, giáo sư về động lực tác động tại Đại học New South Wales, nói rằng "Một quả bom 15 kiloton, là một loại bom 'chiến thuật' tương đối nhỏ, sẽ có bán kính quả cầu lửa khoảng 100 mét và gây ra sự hủy diệt hoàn toàn lên đến 1,6 km xung quanh tâm chấn."
Ông cũng nói rằng, những quả bom hiện đại đã mạnh hơn rất nhiều.
Điều này liên quan đến việc tìm kiếm một tòa nhà giống như boongke hoặc tầng hầm bê tông, trước khi vụ nổ xảy ra. Các tòa nhà hiện đại thường ốp rất nhiều kính, nhưng đó chính là mối nguy hiểm đầu tiên.
"Các tòa nhà có mặt tiền bằng kính sẽ rất nguy hiểm. Mặc dù cấu trúc bằng kính có thể chịu được tải trọng 'gió' và tải trọng nổ nhỏ ở mức độ nhất định khi được dát mỏng. Nhưng khi chống lại một vụ nổ hạt nhân, chúng không có cơ hội và các mảnh thủy tinh bắn ra sẽ gây chết người - giống hàng triệu con dao nhỏ phi nhanh hơn tốc độ âm thanh trong không khí là 343 m/s."
Ngoài ra, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ô tô không bảo vệ tốt khỏi chất phóng xạ. Nếu đang ở bên ngoài, mọi người được khuyên nên che đậy bất cứ thứ gì lên người để bảo vệ, nằm úp mặt xuống và tránh chạm vào mắt, mũi và miệng nếu có thể. Nếu đang trong ô tô, bạn nên dừng lại an toàn và giảm tốc độ trong xe.
Sau khi sóng xung kích đi qua, bạn có khoảng 10 phút để tìm nơi trú ẩn thích hợp.
Một nguyên nhân gây tử vong khác của một vụ nổ bom nguyên tử ngoài sức nóng chính là bức xạ.
Bức xạ từ vụ nổ hạt nhân là thủ phạm giết người vô hình
Những người tiếp xúc với lượng bức xạ đủ mạnh có thể bị giết ngay lập tức. Người khác có thể bị ốm yếu bệnh tật về sau. Liều bức xạ mà một người có thể chịu đựng được đo bằng một đơn vị gọi là Gray (ký hiệu Gy), với 1 Gy tương đương với liều bức xạ hấp thụ là một jun năng lượng trên kilogam. Nếu bắn 10 tia bức xạ vào một người trên toàn bộ cơ thể, 50% trong số họ sẽ chết gần như ngay lập tức, xóa sổ toàn bộ hệ thống thần kinh trung ương.
Mặc dù liều lượng nhỏ hơn có thể không gây tử vong, nhưng nó lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh do phơi nhiễm bức xạ cấp tính và ung thư về lâu dài. Cách duy nhất để tồn tại là làm sao để cơ thể tiếp xúc với lượng bức xạ thấp nhất. Bạn hãy tự che chắn cho mình vì bụi phóng xạ phân hủy tương đối nhanh.
Khi xảy ra thảm họa, mỗi người nên chạy vào bên trong một tòa nhà được cho là an toàn, càng sớm càng tốt, hoặc đi vào tầng hầm giữa. Điều này sẽ giúp ích cho bạn vì vật liệu phóng xạ lắng đọng bên ngoài, vì vậy tránh xa các bức tường và mái nhà có thể là một ý kiến hay.
Hãy cởi bỏ lớp áo bên ngoài trước khi bước vào, giúp tránh mang chất phóng xạ có thể bám trên quần áo vào những khu vực có người trú ẩn. Khi đã vào hẳn phía trong, hãy rửa sạch những vùng cơ thể tiếp xúc với bên ngoài, mặc quần áo sạch sẽ, sau đó giúp các vật liệu gây hại không bị lan rộng.
Hậu quả của một vụ nổ hạt nhân về sau đó không thể đong đếm được
Về cơ bản, hãy ở càng lâu càng tốt trong các nơi trú ẩn an toàn, chờ đợi độ phóng xạ giảm xuống theo thời gian. Nước uống cũng là vấn đề quan trọng khác, các nhà khoa học phải kiểm tra nguồn cấp nước về độ phóng xạ sau một sự kiện hạt nhân. Cho đến khi có kết quả cuối cùng thì nên dùng các loại nước đóng chai, không nên uống bất kỳ một loại nước nào khác.
Điều này cũng cho thấy, nước đóng chai luôn cần được dự trữ như một nguồn cung khẩn cấp cho trường hợp tồi tệ nhất, thực phẩm cần được giữ trong hộp kín tránh xa nguồn phóng xạ.
CDC cũng khuyến nghị lau các hộp đựng bằng khăn ẩm hoặc khăn sạch trước khi mở, sau đó đặt khăn đó vào hộp hoặc túi nhựa có thể bịt kín ở nơi khuất.
Có 3 loại bức xạ chính là alpha, beta và gamma. Trong đó, gamma có thể xuyên tường nhưng ít gây sát thương hơn vì nó không tương tác nhiều với mọi thứ, còn bức xạ alpha sẽ "giết chết mọi thứ trên đường đi của nó".
Tuy nhiên, những hạt alpha này lại mất năng lượng rất nhanh. Điều cần nhất là ngăn chặn việc nó đi vào bên trong cơ thể, chẳng hạn qua đường thở hoặc thức ăn nước uống. Khi nó đi vào máu và tiếp xúc với tế nào, nó sẽ giết chết chúng ta.
Bức tường của các ngôi nhà cũng có thể ngăn chặn phần lớn bức xạ có hại, mỗi người nên ở trong nhà ít nhất 24 giờ để bảo vệ trong khi chất phóng xạ suy yếu. Khi có vụ nổ xảy ra, nên khóa tất cả các cửa trong nhà, đồng thời tắt quạt, máy điều hòa không khí hoặc bất kỳ thiết bị nào khác đưa không khí từ bên ngoài vào.
>>>Nghiên cứu: Nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra, 5 tỷ dân sẽ chết vì nạn đói
Nguồn newsweek
Xem nhanh