Xu hướng tăng học phí và xét tuyển Đại học kết hợp với chứng chỉ IELTS làm tăng khoảng cách giàu nghèo, đẩy học sinh nông thôn xa hơn cánh cổng trường đại học

H
Home Content

Mùa tuyển sinh đại học năm học 2022-2023 có quá nhiều sự thay đổi trong phương thức tuyển sinh của các trường đại học, đặc biệt là các phương thức xét tuyển kết hợp với chứng chỉ ngoại ngữ như IELTS, SAT… khiến cho nhiều phụ huynh và học sinh nông thôn lo lắng. Thêm vào đó, tình trạng học phí tăng khiến cho đường đến giảng đường của nhiều học sinh nông thông trở nên xa vời.


Xét tuyển kết hợp với chứng chỉ ngoại ngữ như IELTS, học sinh nông thôn “lấy đâu ra tiền học IELTS”?
Nhiều người cho rằng, càng ngày, sự phân biệt giàu nghèo ngày càng tăng nếu nhìn ở góc độ tuyển sinh đại học thời nay.
Tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm nay ở nhiều trường đại học trên cả nước, nhiều phụ huynh và thí sinh cũng bày tỏ lo lắng tương tự khi nhiều trường giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT - phương thức mọi thí sinh có thể sử dụng. Điều này có thể khiến những em ở vùng khó khăn không thể cạnh tranh với thí sinh ở vùng có điều kiện thuận lợi. Điều này thực tế là có cơ sở, mặc dù nhiều ý kiến cho rằng, không phải lo lắng, các học sinh nông thôn sẽ vẫn có cách để vào đại học.
Trước lo lắng này, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), khẳng định hầu hết trường vẫn sử dụng phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT bên cạnh nhiều phương thức khác, trong đó có các trường lớn. Tuy nhiên, ngay đầu tháng 6, Ngày 16/6, trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh 2022. Nhưng thông tin gây chú ý là từ năm 2023, trường dự kiến chỉ tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp, xét tuyển sớm với 100% chỉ tiêu, sau khi trừ số thí sinh tuyển thẳng theo quy chế. Trường không tuyển theo các phương thức còn lại, kể cả sử dụng kết quả ba môn thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp - vốn là phương thức chủ đạo của Đại học Kinh tế Quốc dân trong những năm trước 2022. Không còn áp dụng phương thức xét tuyển theo tổng điểm ba môn thi tốt nghiệp, kết quả từ kỳ thi này vẫn được dùng trong một số nhóm xét tuyển kết hợp, chẳng hạn chứng chỉ tiếng Anh với tổng hai môn thi tốt nghiệp. Điều này có nghĩa, các học sinh không có chứng chỉ IELTS thì cửa vào trường khá hẹp. Nhiều phụ huynh nông thôn lo lắng vì con em ở các tỉnh, điều kiện học tiếng Anh khó khăn, nhiều nhà không đủ tiền cho con học và ôn luyện các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như IELTS, SAT thì làm sao cạnh tranh được với các học sinh ở thành thị.

Hiện nay tồn tại khoảng 20 phương thức tuyển sinh đại học, nhiều trường sử dụng đồng thời nhiều phương thức, tổ hợp. Tại hội nghị tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hôm 16/3, bà Thủy cho biết cách làm này không sai nhưng việc nhiều trường phân bổ chỉ tiêu cho các phương thức không hợp lý có thể gây ra khó khăn cho thí sinh.
Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường cần đảm bảo nguyên tắc ổn định nhưng còn các năm sau thì sao khi trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã “nổ phát súng” đầu tiên, dự kiến tăng xét tuyển kết ợp và không tuyển điểm thi 3 môn tốt nghiệp THPTQG?. Đối với các phương thức tuyển sinh đang được sử dụng, nếu muốn giảm chỉ tiêu hoặc bỏ thì cần có lộ trình giảm (chẳng hạn không quá 30% tổng chỉ tiêu mỗi năm) để không gây xáo trộn cho việc học tập, ôn luyện của học sinh nhưng từ năm sau, liệu những thay đổi có làm gia tăng mối lo của các phụ huynh, đặc biệt phụ huynh học sinh vùng nông thông?
Chị Nguyễn Thị Mến, một phụ huynh Phú Thọ cho biết: “Con tôi cũng nói rằng, xin đi học tiếng Anh và ôn thi IELTS để tăng cơ hội vào đại học như các bạn ở Hà nội nhưng khi tìm hiểu, số tiền học lên đến hàng chục triệu đồng và thi cử tốn kém, lệ phí thi IELTS 1 lần gần 5 triệu đồng thì gia đình tôi đành bó tay, không thể cho con ôn luyện và thi IELTS được”.
Có rất nhiều gia đình như nhà chị Mến, con ham học, muốn thi IELTS nhưng “tiền đâu”?
Học phí tăng, đâu là cơ hội?
Những trường nào tăng học phí trong bối cảnh học phí đại học tăng mạnh
Cả nước có khoảng 240 cơ sở giáo dục đại học. Từ năm 2014, 23 trường bắt đầu thí điểm thực hiện tự chủ theo Nghị quyết 77 của Chính phủ. Từ tháng 7/2019, khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi được áp dụng, các trường dần thực hiện quyền tự chủ đại học. Năm 2021, học phí đại học từng tăng mạnh, nhiều trường có mức tăng gấp đôi. Sáng năm 2022, “phong trào tăng học phí” càng phát triển.
Thực hiện cơ chế tự chủ và áp dụng khung mới, học phí năm học 2022-2023 ở các đại học tăng mạnh, trung bình 4-10 triệu đồng/năm.
Nhiều gia đình có 2 con độ tuổi ăn học, một con được đỗ đại học hàng đầu trong nước, mừng thì rất mừng nhưng nỗi lo học phí lại đè nặng lên vai bố mẹ.
Ở nông thôn, nghe tin con đỗ đại học là mừng vui khôn xiết, cả họ chúc mừng, nhưng ngay sau nụ cười là “nước mắt nuốt vào trong” vì nỗi lo học phí.
Có thể nói, xu hướng xét tuyển Đại học kết hợp với chứng chỉ IELTS và vấn đề tăng học phí tăng khoảng cách giàu nghèo, đẩy học sinh nông thôn xa hơn cách cổng trường đại học
Back
Top