Hồng Chương
Thành viên nổi tiếng
Nhiều người nghĩ dấu hiệu cảnh báo sớm của suy thận là lượng nước tiểu ít và tình trạng phù nề ở chân tay. Thực tế, căn bệnh này còn có 5 biểu hiện đặc trưng khác.
Thận là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người với vô số chức năng giúp cơ thể khỏe mạnh, như lọc máu, thải chất độc và cặn bã trong mạch máu ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, thận còn duy trì việc cân bằng chất lỏng trong cơ thể và điều chỉnh việc sản xuất các chất điện giải.
Khi thận không hoạt động bình thường, cân bằng chất lỏng trong cơ thể bị xáo trộn và độc tố được tích lũy trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Suy thận có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như cao huyết áp, hút thuốc lá, béo phì, thiếu vận động, chế độ ăn nhiều muối, chấn thương…
Dưới đây là danh sách các triệu chứng bất thường cảnh báo sớm căn bệnh suy thận.
Phù nề
Theo bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM), phù nề là tình trạng cơ thể phồng lên và tăng cân xảy ra do giữ nước trong cơ thể. Phù nề có thể là dấu hiệu của suy thận.
Ít đi tiểu
Nếu đi tiểu ít hơn bình thường, ví dụ, chỉ 1-2 lần/ngày, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra thận.
Mệt mỏi mãn tính
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy rất lờ đờ, mệt mỏi mà không có lý do rõ ràng, đó cũng có thể là một trong những dấu hiệu của suy thận.
Ăn không ngon
Nhiều trường hợp, khi thấy chán ăn và buồn nôn liên tục, mọi người thường cho rằng họ gặp vấn đề tiêu hóa nhẹ. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của suy thận.
Giảm chức năng não
Nếu gặp khó trong suy nghĩ, mất trí nhớ, thay đổi tâm trạng…, bạn nên kiểm tra thận vì suy thận có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não.
Huyết áp cao
Nếu đột nhiên bị triệu chứng huyết áp cao, bạn cũng nên đi kiểm tra thận vì suy thận ảnh hưởng đến lưu lượng máu.
Đánh trống ngực
Suy thận thường khiến kali tích tụ trong cơ thể, có thể dẫn đến nhịp tim bất thường và đánh trống ngực.
Thực phẩm hại thận bạn cần tránh
Để bảo vệ cơ quan quan trọng này, bạn cần tránh một số loại thực phẩm dưới đây:
- Quá nhiều protein: Theo WebMD, nếu thận không hoạt động bình thường, ăn quá nhiều protein có thể khiến thận phải làm việc quá sức. Vì thế, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn có thể cần ăn một lượng nhỏ các loại protein khác nhau.
Trứng, cá, đậu và các loại hạt đều là nguồn cung cấp protein tốt.
- Muối: Ở một số người, quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và đẩy nhanh quá trình tổn thương thận. Nó cũng có thể dẫn đến sỏi thận, gây buồn nôn, đau dữ dội và khó đi tiểu.
- Hút thuốc: Nó không chỉ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng huyết áp cao và bệnh tiểu đường type 2 - hai nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận - mà còn có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc được sử dụng để điều trị chúng.
Nó cũng làm chậm lưu lượng máu đến thận và có thể gây ra các vấn đề về thận ở những người đã mắc bệnh thận.
- Rượu:
Những người nghiện rượu mãn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính.
- Nước có ga: Nếu bạn uống hai hoặc nhiều hơn hai lon nước có ga một ngày, bạn có thể có nhiều khả năng mắc bệnh thận hơn. Trong một nghiên cứu, những phụ nữ uống nước có ga có thận hoạt động kém hơn 30% sau 20 năm so với những phụ nữ khác.
Đồ uống có đường bao gồm nước trái cây và nước ngọt cũng có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh thận cao hơn.
- Mất nước: Thận của bạn cần nước để hoạt động bình thường. Không uống đủ nước - đặc biệt là nếu điều đó xảy ra thường xuyên - có thể gây tổn thương thận. Một dấu hiệu giúp bạn biết được bạn đã uống đủ lượng nước cần thiết chưa là nước tiểu của bạn phải có màu vàng nhạt.
- Tập luyện quá sức: Tập luyện quá sức trong thời gian quá dài có thể gây ra tình trạng tiêu cơ vân, một tình trạng trong đó các mô cơ bị tổn thương bị phá vỡ rất nhanh. Tình trạng này đưa các chất vào máu, từ đó gây tổn thương thận và khiến thận suy yếu.
Để bảo vệ thận, bạn cần duy trì lối sống luôn năng động và khỏe mạnh. Tập thể dục thường xuyên không chỉ tốt cho vòng eo của bạn, nó còn giảm nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính. Nó cũng có thể làm giảm huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch, cả hai đều quan trọng để ngăn ngừa tổn thương thận.
Đồng thời, bạn cần lưu ý uống nhiều nước. Uống nước thường xuyên và đều đặn sẽ tốt cho thận. Nước giúp loại bỏ natri và độc tố khỏi thận. Nó cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính.
Bạn hãy đặt mục tiêu uống ít nhất 1,5 đến 2 lít mỗi ngày. Chính xác lượng nước bạn cần phụ thuộc phần lớn vào sức khỏe và lối sống của bạn.
Các yếu tố như khí hậu, tập thể dục, giới tính, sức khỏe tổng thể và việc bạn đang mang thai hay đang cho con bú đều rất quan trọng để cân nhắc khi lập kế hoạch uống nước hàng ngày.
Những người trước đây đã bị sỏi thận nên uống nhiều nước hơn một chút để giúp ngăn ngừa sự tích tụ sỏi trong tương lai.
Thận là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người với vô số chức năng giúp cơ thể khỏe mạnh, như lọc máu, thải chất độc và cặn bã trong mạch máu ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, thận còn duy trì việc cân bằng chất lỏng trong cơ thể và điều chỉnh việc sản xuất các chất điện giải.
Khi thận không hoạt động bình thường, cân bằng chất lỏng trong cơ thể bị xáo trộn và độc tố được tích lũy trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Suy thận có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như cao huyết áp, hút thuốc lá, béo phì, thiếu vận động, chế độ ăn nhiều muối, chấn thương…
![1739582638817.png 1739582638817.png](https://homevn.s3.hn-1.cloud.cmctelecom.vn/data/attachments/13/13025-19387c0e2caf028cc57725657d7ff7cc.jpg)
Nếu bị suy thận mạn, bạn sẽ buộc phải chạy thận nhân tạo (Ảnh minh họa: N.P).
Dấu hiệu cảnh báo bệnh thậnDưới đây là danh sách các triệu chứng bất thường cảnh báo sớm căn bệnh suy thận.
Phù nề
Theo bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM), phù nề là tình trạng cơ thể phồng lên và tăng cân xảy ra do giữ nước trong cơ thể. Phù nề có thể là dấu hiệu của suy thận.
Ít đi tiểu
Nếu đi tiểu ít hơn bình thường, ví dụ, chỉ 1-2 lần/ngày, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra thận.
Mệt mỏi mãn tính
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy rất lờ đờ, mệt mỏi mà không có lý do rõ ràng, đó cũng có thể là một trong những dấu hiệu của suy thận.
Ăn không ngon
Nhiều trường hợp, khi thấy chán ăn và buồn nôn liên tục, mọi người thường cho rằng họ gặp vấn đề tiêu hóa nhẹ. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của suy thận.
Giảm chức năng não
Nếu gặp khó trong suy nghĩ, mất trí nhớ, thay đổi tâm trạng…, bạn nên kiểm tra thận vì suy thận có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não.
Huyết áp cao
Nếu đột nhiên bị triệu chứng huyết áp cao, bạn cũng nên đi kiểm tra thận vì suy thận ảnh hưởng đến lưu lượng máu.
Đánh trống ngực
Suy thận thường khiến kali tích tụ trong cơ thể, có thể dẫn đến nhịp tim bất thường và đánh trống ngực.
Thực phẩm hại thận bạn cần tránh
Để bảo vệ cơ quan quan trọng này, bạn cần tránh một số loại thực phẩm dưới đây:
- Quá nhiều protein: Theo WebMD, nếu thận không hoạt động bình thường, ăn quá nhiều protein có thể khiến thận phải làm việc quá sức. Vì thế, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn có thể cần ăn một lượng nhỏ các loại protein khác nhau.
Trứng, cá, đậu và các loại hạt đều là nguồn cung cấp protein tốt.
- Muối: Ở một số người, quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và đẩy nhanh quá trình tổn thương thận. Nó cũng có thể dẫn đến sỏi thận, gây buồn nôn, đau dữ dội và khó đi tiểu.
- Hút thuốc: Nó không chỉ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng huyết áp cao và bệnh tiểu đường type 2 - hai nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận - mà còn có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc được sử dụng để điều trị chúng.
Nó cũng làm chậm lưu lượng máu đến thận và có thể gây ra các vấn đề về thận ở những người đã mắc bệnh thận.
- Rượu:
Những người nghiện rượu mãn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính.
- Nước có ga: Nếu bạn uống hai hoặc nhiều hơn hai lon nước có ga một ngày, bạn có thể có nhiều khả năng mắc bệnh thận hơn. Trong một nghiên cứu, những phụ nữ uống nước có ga có thận hoạt động kém hơn 30% sau 20 năm so với những phụ nữ khác.
Đồ uống có đường bao gồm nước trái cây và nước ngọt cũng có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh thận cao hơn.
- Mất nước: Thận của bạn cần nước để hoạt động bình thường. Không uống đủ nước - đặc biệt là nếu điều đó xảy ra thường xuyên - có thể gây tổn thương thận. Một dấu hiệu giúp bạn biết được bạn đã uống đủ lượng nước cần thiết chưa là nước tiểu của bạn phải có màu vàng nhạt.
- Tập luyện quá sức: Tập luyện quá sức trong thời gian quá dài có thể gây ra tình trạng tiêu cơ vân, một tình trạng trong đó các mô cơ bị tổn thương bị phá vỡ rất nhanh. Tình trạng này đưa các chất vào máu, từ đó gây tổn thương thận và khiến thận suy yếu.
Để bảo vệ thận, bạn cần duy trì lối sống luôn năng động và khỏe mạnh. Tập thể dục thường xuyên không chỉ tốt cho vòng eo của bạn, nó còn giảm nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính. Nó cũng có thể làm giảm huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch, cả hai đều quan trọng để ngăn ngừa tổn thương thận.
Đồng thời, bạn cần lưu ý uống nhiều nước. Uống nước thường xuyên và đều đặn sẽ tốt cho thận. Nước giúp loại bỏ natri và độc tố khỏi thận. Nó cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính.
Bạn hãy đặt mục tiêu uống ít nhất 1,5 đến 2 lít mỗi ngày. Chính xác lượng nước bạn cần phụ thuộc phần lớn vào sức khỏe và lối sống của bạn.
Các yếu tố như khí hậu, tập thể dục, giới tính, sức khỏe tổng thể và việc bạn đang mang thai hay đang cho con bú đều rất quan trọng để cân nhắc khi lập kế hoạch uống nước hàng ngày.
Những người trước đây đã bị sỏi thận nên uống nhiều nước hơn một chút để giúp ngăn ngừa sự tích tụ sỏi trong tương lai.