Ánh Bình Minh
Thành viên nổi tiếng
Bên cạnh những cống hiến cho nghệ thuật, các Nghệ sĩ Nhân dân Thúy Cải, Ngọc Thư, Thanh Thúy đều từng giữ chức vụ quan trọng trong ngành.
Nói về nhân duyên với quan họ, NSND Thúy Cải từng chia sẻ với Dân Việt: "Tháng 5/1969, tôi được nghệ nhân Nguyễn Đức Siêu, sau là Trưởng đoàn đầu tiên của Đoàn Dân ca Quan họ Hà Bắc đến nhà chọn vào đội ca hát quan họ. Thế là từ đó, cuộc đời tôi ngả vào quan họ.
Tôi cùng các lứa các nghệ sĩ quan họ đời đầu tản về các làng quê để học hát quan họ từ các cụ nghệ nhân. Rồi tôi và các nghệ sĩ lại hành quân lên biên giới phía Bắc phục vụ các chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu bảo vệ biên cương Tổ quốc. Từng tốp, từng tốp mưa rét vẫn hát mặc cho bom rơi, đạn nổ… tiếng hát, tiếng đàn của các nghệ sĩ vẫn nồng cháy, vút bay làm ấm lòng bao chiến sĩ".
Năm 1988, nghệ sĩ Thúy Cải được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú trong đợt phong tặng đầu tiên. Năm 1992, bà được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa IX (1992-1997). Nói về những năm tháng đứng trên nghị trường, bà thổ lộ: "Với tư cách là đại diện tiếng nói của cử tri tỉnh Hà Bắc, tôi đã có những phát biểu, tranh luận về đường hướng phát triển văn hóa nghệ thuật nước nhà cũng như sớm tìm lối đi cho dân ca quan họ được lan tỏa.
Ngày ấy, tôi cùng nghệ sĩ Huyền Phin (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình) là những nghệ sĩ hiếm hoi là Đại biểu Quốc hội và là những nhân tố tích cực khuấy động phong trào văn nghệ vào những buổi tối sau giờ thảo luận căng thẳng trên nghị trường".
Hiện tại, NSND Thúy Cải sống bình yên cùng chồng tại quê hương. Bà dành thời gian dạy hát quan họ cho các bà, các em nhỏ ở quanh làng, quanh xã.
Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Thư
NSND Ngọc Thư sinh năm 1965, tuổi Ất Tỵ tại Hà Nội. Chị đến với nghệ thuật và gắn bó với Nhà hát Kịch nói Quân đội từ khi ở tuổi đôi mươi cho tới ngày về hưu.
Các bộ phim để lại dấu ấn của NSND Ngọc Thư có thể kể đến như: Nước mắt đàn bà, Cha tôi và 2 người đàn bà, Ngọt ngào và man trá, Chuyện làng Nhô, Người đàn bà không con, Phố trong làng, Thông gia ngõ hẹp, Cuộc đời vẫn đẹp sao…
Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Thư. (Ảnh: FBNV)Trong sự ngiệp diễn xuất, NSND Ngọc Thư giành không ít giải thưởng trong các kỳ liên hoan phim cũng như sân khấu, gồm 2 huy chương bạc, 5 huy chương vàng trong các kỳ hội diễn toàn quân, toàn quốc.
Vì những cống hiến cho nghệ thuật nước nhà, bà được nhà nước phong tặng danh hiệu NSND. Đặc biệt từ năm 2015, nữ nghệ sĩ được bổ nhiệm làm Giám đốc Nhà hát Kịch nói Quân đội cho tới ngày về hưu.
Bên cạnh sự nghiệp thành công, NSND Ngọc Thư còn có cuộc hôn nhân bình yên với chồng là NSƯT Minh Tuấn, người chuyên đóng vai phản diện trong các bộ phim của VTV – cũng công tác tại Nhà hát Kịch nói Quân đội. Họ kết hôn năm 1989 sau 7 năm tìm hiểu và có 2 người con.
Những năm 1990 - 2000, giọng ca của Thanh Thúy gắn liền với nhiều ca khúc thuộc dòng nhạc truyền thống cách mạng như: Viếng lăng Bác, Miền Nam nhớ mãi ơn Người, Gần lắm Trường Sa, Xuân chiến khu, Anh Ba Hưng, Người là niềm tin tất thắng… Chị cũng tham gia một số bộ phim truyền hình như: Mắt bướm, Đất khách...
Tháng 11/2017, thường trực UBND TP.HCM đã trao quyết định bổ nhiệm nghệ sĩ Thanh Thúy giữ chức Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM. Trong thời gian công tác, chị có nhiều đóng góp thiết thực cho giới trẻ, văn nghệ sĩ cũng như sự phát triển nghệ thuật đa dạng cho thành phố.
Nghệ sĩ Nhân dân Thúy Cải
NSND Nguyễn Thúy Cải sinh năm 1953 (tức Quý Tỵ) tại xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Năm Thúy Cải 16 tuổi, khi Đoàn dân ca quan họ Bắc Ninh được thành lập, bà là lứa nghệ sĩ đầu tiên tham gia.Nghệ sĩ Nhân dân Thúy Cải. (Ảnh: NK)
Nói về nhân duyên với quan họ, NSND Thúy Cải từng chia sẻ với Dân Việt: "Tháng 5/1969, tôi được nghệ nhân Nguyễn Đức Siêu, sau là Trưởng đoàn đầu tiên của Đoàn Dân ca Quan họ Hà Bắc đến nhà chọn vào đội ca hát quan họ. Thế là từ đó, cuộc đời tôi ngả vào quan họ.
Tôi cùng các lứa các nghệ sĩ quan họ đời đầu tản về các làng quê để học hát quan họ từ các cụ nghệ nhân. Rồi tôi và các nghệ sĩ lại hành quân lên biên giới phía Bắc phục vụ các chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu bảo vệ biên cương Tổ quốc. Từng tốp, từng tốp mưa rét vẫn hát mặc cho bom rơi, đạn nổ… tiếng hát, tiếng đàn của các nghệ sĩ vẫn nồng cháy, vút bay làm ấm lòng bao chiến sĩ".
Năm 1988, nghệ sĩ Thúy Cải được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú trong đợt phong tặng đầu tiên. Năm 1992, bà được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa IX (1992-1997). Nói về những năm tháng đứng trên nghị trường, bà thổ lộ: "Với tư cách là đại diện tiếng nói của cử tri tỉnh Hà Bắc, tôi đã có những phát biểu, tranh luận về đường hướng phát triển văn hóa nghệ thuật nước nhà cũng như sớm tìm lối đi cho dân ca quan họ được lan tỏa.
Ngày ấy, tôi cùng nghệ sĩ Huyền Phin (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình) là những nghệ sĩ hiếm hoi là Đại biểu Quốc hội và là những nhân tố tích cực khuấy động phong trào văn nghệ vào những buổi tối sau giờ thảo luận căng thẳng trên nghị trường".
Hiện tại, NSND Thúy Cải sống bình yên cùng chồng tại quê hương. Bà dành thời gian dạy hát quan họ cho các bà, các em nhỏ ở quanh làng, quanh xã.
Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Thư
NSND Ngọc Thư sinh năm 1965, tuổi Ất Tỵ tại Hà Nội. Chị đến với nghệ thuật và gắn bó với Nhà hát Kịch nói Quân đội từ khi ở tuổi đôi mươi cho tới ngày về hưu.
Các bộ phim để lại dấu ấn của NSND Ngọc Thư có thể kể đến như: Nước mắt đàn bà, Cha tôi và 2 người đàn bà, Ngọt ngào và man trá, Chuyện làng Nhô, Người đàn bà không con, Phố trong làng, Thông gia ngõ hẹp, Cuộc đời vẫn đẹp sao…
Vì những cống hiến cho nghệ thuật nước nhà, bà được nhà nước phong tặng danh hiệu NSND. Đặc biệt từ năm 2015, nữ nghệ sĩ được bổ nhiệm làm Giám đốc Nhà hát Kịch nói Quân đội cho tới ngày về hưu.
Bên cạnh sự nghiệp thành công, NSND Ngọc Thư còn có cuộc hôn nhân bình yên với chồng là NSƯT Minh Tuấn, người chuyên đóng vai phản diện trong các bộ phim của VTV – cũng công tác tại Nhà hát Kịch nói Quân đội. Họ kết hôn năm 1989 sau 7 năm tìm hiểu và có 2 người con.
Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Thúy
NSND Thanh Thúy tên đầy đủ là Nguyễn Thị Thanh Thúy, sinh năm 1977 (Đinh Tỵ), tại tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Năm 15 tuổi, Thanh Thúy bắt đầu tham gia vào Đoàn nghệ thuật quân khu 7, được đào tạo để trở thành ca sĩ chuyên nghiệp dòng nhạc cách mạng.Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Thúy. (Ảnh: FBNV)
Năm 1994, khi chỉ mới 17 tuổi, Thanh Thúy đoạt giải Nhất cuộc thi Tiếng hát Truyền hình TP. Hồ Chí Minh với ca khúc Biết ơn chị Võ Thị Sáu. Cũng bởi thành công này, một năm sau, đạo diễn Lê Dân mời chị vào vai vị nữ anh hùng trong bộ phim Người con gái đất đỏ. Từ đó, tên tuổi Thanh Thúy nổi danh khắp cả nước. Đặc biệt là khi ba năm sau đó, chị tiếp tục giành giải Nhất cuộc thi Tiếng hát truyền hình toàn quốc.Những năm 1990 - 2000, giọng ca của Thanh Thúy gắn liền với nhiều ca khúc thuộc dòng nhạc truyền thống cách mạng như: Viếng lăng Bác, Miền Nam nhớ mãi ơn Người, Gần lắm Trường Sa, Xuân chiến khu, Anh Ba Hưng, Người là niềm tin tất thắng… Chị cũng tham gia một số bộ phim truyền hình như: Mắt bướm, Đất khách...
Tháng 11/2017, thường trực UBND TP.HCM đã trao quyết định bổ nhiệm nghệ sĩ Thanh Thúy giữ chức Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM. Trong thời gian công tác, chị có nhiều đóng góp thiết thực cho giới trẻ, văn nghệ sĩ cũng như sự phát triển nghệ thuật đa dạng cho thành phố.
Nguồn: Dân Việt