Bà Trần Tuyết Mai, Chủ tịch Công ty Hải Hà, cùng các bị can Lê Thị Huệ và Nguyễn Thị Ngọc Ánh, bị đề nghị truy tố vì vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát và vi phạm kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Cơ quan điều tra cáo buộc bà Mai đã lợi dụng chức vụ để sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) trái phép, gây thất thoát hơn 317 tỷ đồng và không nộp thuế bảo vệ môi trường, làm thiệt hại 15 tỷ đồng.
Từ năm 2017 đến 2024, Công ty Hải Hà không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trích lập và nộp quỹ BOG, rút hơn 266 tỷ đồng từ quỹ này và chuyển vào các tài khoản khác để thanh toán hợp đồng nhập khẩu xăng dầu. Mặc dù bị xử phạt hành chính và nhắc nhở nhiều lần, công ty vẫn không khắc phục và không có khả năng hoàn trả số tiền đã thiếu. Bộ Công Thương đã thu hồi giấy phép kinh doanh xăng dầu của công ty, nhưng với tình hình tài chính khó khăn, công ty không thể hoàn trả hơn 317 tỷ đồng vào quỹ BOG và ngân sách nhà nước.
Bị can Trần Tuyết Mai, chủ tịch HĐTV Công ty Hải Hà - Ảnh: Bộ Công an
Từ năm 2017 đến 2024, Công ty Hải Hà không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trích lập và nộp quỹ BOG, rút hơn 266 tỷ đồng từ quỹ này và chuyển vào các tài khoản khác để thanh toán hợp đồng nhập khẩu xăng dầu. Mặc dù bị xử phạt hành chính và nhắc nhở nhiều lần, công ty vẫn không khắc phục và không có khả năng hoàn trả số tiền đã thiếu. Bộ Công Thương đã thu hồi giấy phép kinh doanh xăng dầu của công ty, nhưng với tình hình tài chính khó khăn, công ty không thể hoàn trả hơn 317 tỷ đồng vào quỹ BOG và ngân sách nhà nước.
Bị can Trần Tuyết Mai, chủ tịch HĐTV Công ty Hải Hà - Ảnh: Bộ Công an
Cơ quan điều tra cáo buộc bị can Mai đã không nộp hơn 50 tỉ đồng đúng thời hạn quy định.
Bên cạnh đó, bà Mai và bị can Lê Thị Huệ còn rút hơn 266 tỉ đồng quỹ BOG của Công ty Hải Hà chuyển đến các tài khoản ngân hàng khác của công ty sử dụng để thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu xăng dầu.
Do Công ty Hải Hà vi phạm quy định về quỹ BOG (có 4 lần bị xử phạt hành chính), Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã nhiều lần có văn bản nhắc nhở nhưng không khắc phục hậu quả.
Đồng thời khả năng thu hồi được nợ quỹ BOG không cao do Công ty Hải Hà đã bị cơ quan thuế phong tỏa tài khoản thuế và tài khoản hóa đơn. Điều này dẫn đến hoạt động kinh doanh xăng dầu của công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không có khả năng chuyển toàn bộ hoặc từng phần số tiền còn thiếu vào quỹ BOG.
Đến tháng 1-2024, Bộ Công Thương đã có quyết định thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu của Công ty Hải Hà.Tuy nhiên, Công ty Hải Hà đã âm vốn chủ sở hữu, kinh doanh thua lỗ, nợ ngân hàng, nợ thuế nhà nước nên không có khả năng hoàn trả số tiền hơn 317 tỉ đồng về quỹ BOG, về ngân sách nhà nước.
Cơ quan điều tra xác định hành vi của bà Mai đã gây thiệt hại tài sản nhà nước hơn 317 tỉ đồng. Nguồn: Tuổi trẻ