Bộ GD&ĐT lập đoàn kiểm tra về dạy thêm, học thêm trong 1 tháng

ngangianggalaxy1st
Lê Nhã Linh
Phản hồi: 0

Lê Nhã Linh

Thành viên nổi tiếng
Chiều nay 21/2, Bộ GD&ĐT cho biết, đơn vị này vừa ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thời hạn kiểm tra từ ngày 20/2 đến ngày 20/3 tới.

Theo đó, đoàn có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện quy định tại thông tư 29 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7/2 và các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề dạy thêm, học thêm.

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, về dạy và học thêm do Bộ GD&ĐT ban hành ngày 30/12/2024, có hiệu lực từ ngày 14/2, với 6 điểm mới.

1740130099689.png

Ở quy định mới, việc dạy thêm trong nhà trường hoàn toàn không được thu tiền (Ảnh: Mỹ Hà).

Thứ nhất, theo quy định của Thông tư 29, chỉ 3 trường hợp được dạy thêm trong nhà trường gồm: Học sinh giỏi, học sinh có kết quả chưa đạt và học sinh cuối cấp.

Thứ hai, việc dạy và học thêm trong nhà trường không được thu tiền. Có thể thấy, ở quy định cũ, việc dạy thêm trong nhà trường được thu tiền và mức thu theo thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh và nhà trường.

Nhưng ở quy định mới, việc dạy thêm trong nhà trường hoàn toàn không được thu tiền.

Thứ 3, ngoài nhà trường, giáo viên muốn dạy thêm phải đăng ký kinh doanh, không được dạy thêm thu tiền học sinh chính khóa dù ở nhà hay ở trung tâm.

Các tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh để chịu sự quản lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Theo luật sư, thông tư 29 quy định tổ chức, cá nhân dạy thêm phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, giáo viên là viên chức không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Họ chỉ có thể đăng ký kinh doanh hộ cá thể.

Điểm mới thứ 4, theo quy định của Thông tư 29, việc dạy thêm là hoạt động dạy học phụ thêm, góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.

Thứ 5, giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với hiệu trưởng hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục trong khi thông tư cũ không nêu rõ giáo viên dạy thêm ngoài trường cần xin phép người đứng đầu hay không.

Điểm mới thứ 6 mà Thông tư 29 đưa ra, quy định rõ hơn về việc dạy thêm thu tiền phải đóng thuế.

Cụ thể tại khoản 2 Điều 7 Quản lý thu tiền dạy thêm, học thêm quy định: Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm.

Việc thu, quản lý, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, tài sản, kế toán, thuế và các quy định khác có liên quan.

Theo một số chuyên gia, nền giáo dục không có dạy, học thêm là mong ước của mọi quốc gia. Tuy nhiên, thực tế cho thấy dạy thêm, học thêm vẫn tồn tại ở nước ta, với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Lý giải thêm về Thông tư 29, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ không cấm dạy thêm, học thêm. Việc đặt ra các quy định, nhằm đưa hoạt động dạy thêm, học thêm vào quỹ đạo.

Nguồn: Dân Trí
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top