Minh Phương
Thành viên nổi tiếng
Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi vừa được thông qua quy định số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ không quá 5, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 6...
Sáng 18-2, với 463/465 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi.
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật Hoàng Thanh Tùng cho biết có ý kiến đề nghị sửa đổi Điều 21 về Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ theo hướng quy định linh hoạt số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ theo chức năng, nhiệm vụ và khối lượng công việc của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ; số lượng cụ thể nên giao cho Chính phủ quy định.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ như quy định của dự thảo Luật để bảo đảm hài hòa giữa yêu cầu quản lý về số lượng cấp phó và đáp ứng yêu cầu thực tiễn vì đã mở ra trường hợp linh hoạt là “trừ trường hợp do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cấp có thẩm quyền”.
Theo đó, Điều 21 quy định Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ về nhiệm vụ được phân công.
Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ không quá 5, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 6, trừ trường hợp do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cấp có thẩm quyền.
Về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, có ý kiến đề nghị quy định rõ hơn về vai trò của Chính phủ với tư cách cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, chịu trách nhiệm trước Quốc hội; nghiên cứu cơ chế phối hợp giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Quốc hội, Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan khác; quy định rõ hơn về trách nhiệm giải trình của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, cử tri và Nhân dân.
Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy ý kiến của đại biểu Quốc hội đã được thể hiện trong các quy định của dự thảo Luật.
Cụ thể là, về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, dự thảo Luật thiết kế nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ thực hiện theo quy định của Hiến pháp; đồng thời, làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong mối quan hệ với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, làm rõ các nhiệm vụ theo thẩm quyền của Chính phủ, vừa bảo đảm tính khái quát, vừa kế thừa các nhiệm vụ quản lý thống nhất nền hành chính quốc gia với tư cách Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
Về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, dự thảo Luật đã thiết kế rõ nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ là thực hiện theo các quy định của Hiến pháp, pháp luật và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. Theo đó, làm nổi bật nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-3-2025.
Sáng 18-2, với 463/465 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi.
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật Hoàng Thanh Tùng cho biết có ý kiến đề nghị sửa đổi Điều 21 về Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ theo hướng quy định linh hoạt số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ theo chức năng, nhiệm vụ và khối lượng công việc của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ; số lượng cụ thể nên giao cho Chính phủ quy định.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ như quy định của dự thảo Luật để bảo đảm hài hòa giữa yêu cầu quản lý về số lượng cấp phó và đáp ứng yêu cầu thực tiễn vì đã mở ra trường hợp linh hoạt là “trừ trường hợp do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cấp có thẩm quyền”.

Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi.
Theo đó, Điều 21 quy định Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ về nhiệm vụ được phân công.
Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ không quá 5, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 6, trừ trường hợp do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cấp có thẩm quyền.
Về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, có ý kiến đề nghị quy định rõ hơn về vai trò của Chính phủ với tư cách cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, chịu trách nhiệm trước Quốc hội; nghiên cứu cơ chế phối hợp giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Quốc hội, Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan khác; quy định rõ hơn về trách nhiệm giải trình của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, cử tri và Nhân dân.
Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy ý kiến của đại biểu Quốc hội đã được thể hiện trong các quy định của dự thảo Luật.
Cụ thể là, về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, dự thảo Luật thiết kế nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ thực hiện theo quy định của Hiến pháp; đồng thời, làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong mối quan hệ với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, làm rõ các nhiệm vụ theo thẩm quyền của Chính phủ, vừa bảo đảm tính khái quát, vừa kế thừa các nhiệm vụ quản lý thống nhất nền hành chính quốc gia với tư cách Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
Về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, dự thảo Luật đã thiết kế rõ nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ là thực hiện theo các quy định của Hiến pháp, pháp luật và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. Theo đó, làm nổi bật nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-3-2025.