Bộ trưởng Nội vụ trình 2 dự luật hiện thực hóa mô hình chính quyền mới

nguoihanoi1009
Huỳnh Anh
Phản hồi: 0

Huỳnh Anh

Thành viên nổi tiếng
Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà sẽ trình Quốc hội dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi và dự Luật Cán bộ, công chức sửa đổi sáng nay (7/5).

Trong ngày làm việc thứ 3, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, theo ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình Quốc hội xem xét dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi.

Quốc hội cũng sẽ nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội báo cáo thẩm tra dự luật này.

Tiếp đó, sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình bày tờ trình dự Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội tiếp tục nêu quan điểm về những vấn đề mới đặt ra.

Đây là 2 dự luật được xây dựng nhằm thể chế hoá các quan điểm chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã), đồng thời sắp xếp bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức.

Lần đầu tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi gồm 7 chương, 54 điều, cơ bản kế thừa nguyên tắc tổ chức và nguyên tắc phân định thẩm quyền của luật hiện hành.

Dự luật sửa đổi, bổ sung các quy định để thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, tập trung vào 4 nhóm vấn đề chính.

Nội dung đầu tiên là sửa đổi các quy định liên quan đến việc phân định đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố và cấp xã (xã, phường và đặc khu).

Đơn vị hành chính kinh tế - đặc biệt giữ như quy định hiện hành do Quốc hội quyết định thành lập.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp xã đều tổ chức HĐND và UBND để bảo đảm bộ máy chính quyền thống nhất, hoạt động thông suốt từ Trung ương đến cấp xã.

Tiếp nữa, dự luật sửa đổi các quy định về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, ủy quyền và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã.

Dự luật cũng bổ sung các quy định về tổ chức chính quyền địa phương. Cấp tỉnh cơ bản giữ như quy định hiện hành, chỉ tăng số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh phù hợp với việc sáp nhập các tỉnh.

Với cấp xã, HĐND cấp này có 2 ban là Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội. UBND cấp xã được tổ chức các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác hoặc bố trí các chức danh công chức chuyên môn để tham mưu, giúp UBND cấp xã quản lý ngành, lĩnh vực trên địa bàn.

Cùng với 3 nội dung trên, dự luật cũng quy định về hiệu lực thi hành và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp.

Phương thức mới quản lý công chức

So với quy định hiện hành, dự Luật Cán bộ, công chức sửa đổi giảm 35 điều, gồm 7 chương, 52 điều.

Bên cạnh việc liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã, nội dung sửa đổi nổi bật của dự luật là việc bổ sung các quy định về cơ chế quản lý và sử dụng cán bộ, công chức theo hướng minh bạch, hiệu quả.

Theo đó, xây dựng quy định chuyển đổi phương thức quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, quy định rõ việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phải căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm và năng lực, kết quả thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức.

Cùng với bỏ quy định thi nâng ngạch, hình thành cơ chế được bố trí vào vị trí việc làm nào thì xếp vào ngạch công chức tương ứng.

Dự luật còn đổi mới công tác tuyển dụng công chức theo hướng người được tuyển chọn phải đáp ứng ngay yêu cầu của vị trí việc làm. Sau khi trúng tuyển, nhóm này được bổ nhiệm, xếp lương ở ngạch công chức tương ứng.

Nguồn: Dân Trí
 

Đính kèm

  • 1746574839576.png
    1746574839576.png
    984 KB · Lượt xem: 4


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top