Hồng Chương
Thành viên nổi tiếng
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà yêu cầu rà soát biên chế, tinh giản biên chế, triển khai bố trí nơi làm việc của công chức, viên chức bảo đảm công tác chuyên môn sau khi hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ.
Không gián đoạn, bỏ sót công việc trong sắp xếp tổ chức bộ máy
Liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà yêu cầu tập trung tham mưu cho Ban Chỉ đạo của Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước bảo đảm không bị gián đoạn, bỏ sót công việc.
Hướng dẫn thực hiện tốt các chính sách đã được ban hành về sắp xếp tổ chức bộ máy với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm; đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trình Chính phủ ban hành các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp.
Hoàn thành việc sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập của bộ, ngành, địa phương bảo đảm mục tiêu của Nghị quyết số 19-NQ/TW gắn với nâng cao mức độ tự chủ tài chính.
Bộ trưởng cũng yêu cầu tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung thể chế, chính sách liên quan đến tổ chức bộ máy hành chính, chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đầy đủ, đồng bộ gắn với mục tiêu nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, triển khai chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng vào làm việc trong khu vực công và thực hiện có hiệu quả cơ chế bảo vệ cán bộ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung...
Hợp nhất 2 Bộ đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch
Đối với nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của toàn ngành là triển khai thực hiện hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà yêu cầu bảo đảm chủ động, thống nhất, đồng thuận, dân chủ, công khai, minh bạch.
Cạnh đó, làm tốt công tác chính trị, tư tưởng để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Bộ sau khi hợp nhất yên tâm công tác, chấp hành và phát huy giá trị văn hóa cốt lõi của 2 Bộ trước khi hợp nhất.
Bà Trà yêu cầu người đứng đầu các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và toàn thể công chức, viên chức, người lao động tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ (sau sáp nhập); trình Bộ trưởng ban hành Quy chế làm việc của Bộ (sau sáp nhập).
Ngoài ra, phải rà soát biên chế, tinh giản biên chế, triển khai bố trí nơi làm việc của công chức, viên chức bảo đảm công tác chuyên môn sau khi hợp nhất 2 Bộ.
Đối với các đơn vị của Bộ Nội vụ thực hiện hợp nhất với các đơn vị chức năng của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng yêu cầu thực hiện nghiêm theo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; làm tốt công tác chính trị, tư tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình hợp nhất.
Các đơn vị phải phân công rõ ràng nhiệm vụ và trách nhiệm đến từng cá nhân trong đơn vị sau khi hợp nhất đảm bảo sự thống nhất và liên tục trong quá trình triển khai nhiệm vụ, không để xảy ra gián đoạn, chậm, muộn công việc; phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết đầy đủ chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản...
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: Chinhphu.vn
Không gián đoạn, bỏ sót công việc trong sắp xếp tổ chức bộ máy
Liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà yêu cầu tập trung tham mưu cho Ban Chỉ đạo của Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước bảo đảm không bị gián đoạn, bỏ sót công việc.
Hướng dẫn thực hiện tốt các chính sách đã được ban hành về sắp xếp tổ chức bộ máy với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm; đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trình Chính phủ ban hành các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp.
Hoàn thành việc sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập của bộ, ngành, địa phương bảo đảm mục tiêu của Nghị quyết số 19-NQ/TW gắn với nâng cao mức độ tự chủ tài chính.
Bộ trưởng cũng yêu cầu tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung thể chế, chính sách liên quan đến tổ chức bộ máy hành chính, chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đầy đủ, đồng bộ gắn với mục tiêu nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, triển khai chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng vào làm việc trong khu vực công và thực hiện có hiệu quả cơ chế bảo vệ cán bộ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung...
Hợp nhất 2 Bộ đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch
Đối với nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của toàn ngành là triển khai thực hiện hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà yêu cầu bảo đảm chủ động, thống nhất, đồng thuận, dân chủ, công khai, minh bạch.
Cạnh đó, làm tốt công tác chính trị, tư tưởng để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Bộ sau khi hợp nhất yên tâm công tác, chấp hành và phát huy giá trị văn hóa cốt lõi của 2 Bộ trước khi hợp nhất.
Bà Trà yêu cầu người đứng đầu các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và toàn thể công chức, viên chức, người lao động tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ (sau sáp nhập); trình Bộ trưởng ban hành Quy chế làm việc của Bộ (sau sáp nhập).
Ngoài ra, phải rà soát biên chế, tinh giản biên chế, triển khai bố trí nơi làm việc của công chức, viên chức bảo đảm công tác chuyên môn sau khi hợp nhất 2 Bộ.
Đối với các đơn vị của Bộ Nội vụ thực hiện hợp nhất với các đơn vị chức năng của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng yêu cầu thực hiện nghiêm theo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; làm tốt công tác chính trị, tư tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình hợp nhất.
Các đơn vị phải phân công rõ ràng nhiệm vụ và trách nhiệm đến từng cá nhân trong đơn vị sau khi hợp nhất đảm bảo sự thống nhất và liên tục trong quá trình triển khai nhiệm vụ, không để xảy ra gián đoạn, chậm, muộn công việc; phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết đầy đủ chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản...
Nguồn: Dân Việt