Bức tranh này bị dán nhãn cấm người dưới 16 tuổi cách đây gần 150 năm

haylam
Chubby
Phản hồi: 0

Chubby

New member
Cách đây nhiều thập kỷ, ở Việt Nam bức tranh Người đàn bà xa lạ của Kramskoi có lẽ là một trong vài tác phẩm của hội họa Nga được biết đến nhiều nhất, cùng với Mùa thu vàng của Levitan.
Khung cảnh là một buổi sáng mờ sương tại trung tâm thành phố Saint Petersburg. Một quý cô ăn mặc thời trang mới nhất ngồi xe ngựa mui trần dạo trên đại lộ Nevsky. Phía sau là cung điện Anichkov, chiếc áo palto kiểu “Skobelev”, găng tay da Thụy Điển thanh lịch, vòng vàng đeo tay hài hòa cùng ngọc trai gắn trên chiếc mũ duyên dáng “Francis” với chiếc lông đà điểu.
Một thân hình thanh mảnh với gương mặt mà người xem khó có thể rời mắt đi. Và cặp mắt của cô – bí ẩn chính của bức tranh. Do đôi mắt lấp lánh đến mức khó tin này mà cô còn được gọi là Mona Liza Nga. Bí ẩn trong tuyệt tác của Leonardo da Vinci – nụ cười của Mona Liza, điều đáng ngạc nhiên nhất trong “Người đàn bà xa lạ” – cặp mắt cô với rất nhiều cảm xúc trái chiều. Sâu, gần như đen, ánh mắt nhìn xuống đầy kiêu kỳ, kiêu ngạo, nhưng ẩn sau sự khinh nhờn dường như có sự bất an và dễ bị tổn thương. Một khuôn mặt xinh đẹp gợi cảm, thu hút và đồng thời xa cách.
Tất cả khung cảnh, thời gian và trang phục chỉ là phông cho “người đàn bà xa lạ” ấy. Đây là bức chân dung có sự thu hút đặc biệt của gương mặt, nhất là đôi mắt.
1729779946689.png

Chính vì bức tranh này mà Triển lãm các họa sĩ “lang thang” lần thứ 11 năm 1883 được tổ chức tại Saint Petersburg đã lập ra hạn chế độ tuổi từ 16+.
Một phụ nữ đẹp ăn mặc trang nhã và đậm nét quý phái, với cái nhìn ẩn chứa nét cao ngạo (kiêu hãnh) và còn điều gì đó nữa rất khó tả. Đó là đôi mắt.
Ánh mắt có nét buồn nội tâm, nhưng dường như vẫn giữ được sự thanh khiết của người con gái đã yêu, đã từng đau khổ vì tình yêu, từng đã mất mát nhưng vẫn giữ được tấm lòng son. Cặp mắt như hỏi tác giả rất nhiều điều. Ánh mắt dù đa đoan nhưng đã bình thản với niềm tin vào bản thân, tin vào Thiện tâm trong mỗi người…, phải chăng đó chính là niềm tin chân chính vào an bài của Thượng đế.
Và tin vào câu chuyện về sức mạnh đáng kinh ngạc của cái đẹp. Trong “Người đàn bà xa lạ” thể hiện đặc biệt nghịch lý và tài năng của Ivan Kramskoy. Ông có quan điểm khá rõ ràng về các nhiệm vụ của nghệ thuật và về lý tưởng của một người phụ nữ – một người mẹ thuần khiết, một người vợ, rất đạo đức, tâm linh, không có hoa mỹ. Nghịch lý là cuộc sống của ông và những bức tranh của ông thường đi ngược lại những ý tưởng mà ông tuyên bố.
Cho đến nay vẫn không ai chắc chắn về nhân vật nữ này ai. Chính tác giả bức tranh cũng giữ im lặng về bà trong triển lãm ra mắt lẫn nhật ký để lại của ông, càng khiến cho công chúng tò mò hơn. Đã có không ít phỏng đoán về thân phận của phụ nữ bí ẩn này. Một số cho rằng bà là gái điếm thời thượng trong xã hội Nga bấy giờ. Nhưng số khác lại thiên về giả thuyết bà chính là hình mẫu cho nhân vật của tiểu thuyết Anna Karenina của Lev Tonstoy - một đại văn hào Nga, cũng là bạn chí cốt của Ivan Nikolaevich Kramskoi. Một đoạn trong tiểu thuyết này đã mô tả cảnh tượng khá lãng mạn khi họa sỹ vẽ chân dung cho Karenina như càng củng cố niềm tin đó.
Về hội họa, bức tranh này đã tạo một giá trị khác biệt trong nghệ thuật vẽ chân dung. Hình tam giác cân - chuẩn mực của hội họa cổ điển đã bị đẩy lệch về phía bên tay phải. Sự phá cách còn thể hiện bởi khung cảnh thiên nhiên - điều đã được ghi nhận từ thời Leonardo da Vinci ở bức Monalisa, nhưng cái lạnh lẽo vô chừng lại là chuyện khác. Nó tạo nên sự ám ảnh mà hầu hết những tác phẩm chân dung trước đó chưa bao giờ có. Nét đài các kiêu ngạo của giới thượng lưu Nga như được khắc họa, như không dễ gì thay đổi, nhưng sự “sa ngã” đầy bản tính người mà nhân vật Karenina đã vận vào bức tranh, làm nên giá trị nhân văn của một thời đại mới. Sự cương tỏa của những định chế giả dối của xã hội phải thay đổi với thông điệp về nữ quyền.

Có thể nói bức tranh này của Kramskoi đã tạo ra một giá trị khác bằng hội họa với bút pháp hiện thực cổ điển. Nó là một trong mười tác phẩm chân dung nổi tiếng nhất thế giới và là chủ đề cho rất nhiều tác phẩm của hội họa POP ART thế kỷ XX, khởi nguồn từ thông điệp này.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top