Minh Phương
Thành viên nổi tiếng
TS Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, việc sáp nhập một số tỉnh trong giai đoạn hiện nay là phù hợp, giúp tận dụng tối đa nguồn lực để phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành Kết luận số 126 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025.
Trong Kết luận này là Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý 3/2025.
Trao đổi với Dân Việt, TS Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, việc sáp nhập tỉnh, thành trong giai đoạn hiện nay là phù hợp khi chúng ta đã đáp ứng được các yêu cầu về hạ tầng giao thông, liên lạc và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức. Đây là bước tiếp theo trong quá trình tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Tinh gọn bộ máy là "cuộc cách mạng" chứ không còn "cải cách"
Định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, bỏ cấp huyện có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh hiện nay, thưa ông?
Đây là xu hướng tích cực và tất yếu bởi vì trên thế giới các nước đa số là phát triển theo mô hình chính quyền 3 cấp.
Thứ hai, nghiên cứu trong thực tiễn hiện nay ta thấy cấp huyện là cấp trung gian, không có vai trò quyết định các vấn đề phát triển kinh tế xã hội. Trung ương đưa ra các thể chế, chính sách, cấp tỉnh cơ bản quyết được ngân sách, chính sách của địa phương. Cấp huyện chỉ là cấp trung gian truyền tải xuống cấp xã và cấp xã mới là cấp trực tiếp thực hiện. Qua cấp trung gian này có 2 vấn đề đặt ra, một là có thể tạo ra độ trễ, hai là tạo lực cản trong quá trình phát triển. Vì vậy bỏ cấp trung gian thì sẽ thông suốt từ cấp tỉnh xuống dưới cấp xã.
Nếu còn cấp trung gian thì hiệu lực, hiệu quả sẽ bị hạn chế, đồng thời tạo chi phí hành chính cũng rất lớn. Chính vì vậy cần phải sắp xếp, tổ chức lại.
Trước năm 1976, chúng ta chỉ có 38 tỉnh. Điều kiện của chúng ta lúc đó hạ tầng giao thông khó khăn, năng lực, trình độ của cán bộ, công chức trong điều hành chỉ đạo còn hạn chế… nên lúc đó tách tỉnh ra đúng là phát triển thật.
Ví dụ, Phú Thọ và Vĩnh Phúc; Bắc Ninh và Bắc Giang; Hải Dương và Hưng Yên; hay Hà Nam Ninh tách thành Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định; Phú Khánh tách thành Phú Yên, Khánh Hòa… Tất cả đều phát triển nhưng đến bây giờ nếu còn duy trì thì khó phát triển, vì các nguồn lực đều đã tới hạn.
Hiện nay hạ tầng giao thông, hạ tầng thông tin liên lạc đã tốt, đội ngũ cán bộ, công chức của chúng ta được nâng lên đáp ứng được trong điều hành, lãnh đạo, chỉ đạo.
Đặc biệt, chúng ta đã có chỉ đạo chuyển sang một kỷ nguyên vươn mình, tăng tốc, bứt phá, đặc biệt phải đưa tốc độ tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên, từ 2026 đến 2030 đạt hai con số. Hợp nhất đơn vị hành chính, bỏ được một khâu trung gian đó sẽ giúp tỉnh, thành mạnh lên, tận dụng tối đa nguồn lực, tài nguyên để phát triển một cách mạnh mẽ hơn.
Liệu chúng ta có thực hiện xong quá trình sáp nhập tỉnh, bỏ cấp trung gian trước khi diễn ra Đại hội XIV của Đảng?
Kết luận của Bộ Chính trị đã nêu rõ, định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh phải báo cáo Bộ Chính trị trong quý 3/2025, trước Đại hội Đảng toàn quốc. Vì vậy, phải đẩy nhanh tiến độ, xong bộ máy ở địa phương để chuẩn bị nhân sự đại hội các cấp.
Những vấn đề này đã được nghiên cứu, chuẩn bị từ lâu. Bài học sắp xếp đơn vị cấp xã, cấp huyện và tỉnh thì trước kia đã có rồi, vừa rồi có thêm bài học sắp xếp các bộ, ngành ở Trung ương.
Phương pháp tổ chức đã rõ, bây giờ chúng ta triển khai với tinh thần quyết tâm chính trị rất cao, với tinh thần "cách mạng" chứ không còn là "cải cách". Trước kia là đưa ra các lộ trình, làm theo lộ trình nhưng bây giờ là theo tiến độ, vừa chạy vừa xếp hàng, Trung ương làm trước, các địa phương làm sau. Vấn đề là tinh thần, thái độ và quyết tâm chính trị của các cấp, các ngành.
Bộ máy tinh - gọn - mạnh nhưng phải hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả
Khi tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy tất yếu sẽ "đụng chạm" tới yếu tố con người. Vấn đề này sẽ giải quyết thế nào?
Vừa qua, khi sắp xếp các bộ, ngành, địa phương, rất nhiều cán bộ, đảng viên, kể cả lãnh đạo chủ chốt đã thể hiện tính trách nhiệm của mình khi xin nghỉ hưu sớm, nhường cơ hội cho lớp trẻ.
Quan trọng nhất là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là người đứng đầu trong quá trình sắp xếp. Phải có cơ chế, chính sách vượt trội để động viên sự tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Cạnh đó, một điều rất quan trọng đó là giữ chân người có năng lực ở lại để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Điều này đảm bảo chúng ta thực hiện tốt tinh - gọn - mạnh nhưng vẫn phải hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Còn sau khi hợp nhất các đơn vị hành chính cấp tỉnh, chúng ta sẽ phải bố trí, sắp xếp lại bộ máy đủ lực lượng và chất lượng để chỉ đạo cho cấp xã; cấp xã cũng đủ lực lượng, đủ năng lực, trình độ để thực hiện mọi công việc trực tiếp dưới cơ sở.
Hiện Bộ Nội vụ đề xuất bỏ quy định về cán bộ, công chức cấp xã, thống nhất một cơ chế tuyển dụng, sử dụng, quản lý và chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức. Tức là hệ thống hành chính của chúng ta là ba cấp thì đồng thời chất lượng đội ngũ công chức là như nhau, có thể luân chuyển, liên thông công chức cấp xã với công chức cấp tỉnh và Trung ương, đáp ứng được yêu cầu số lượng và trình độ.
Có ý kiến cho rằng khi sáp nhập tỉnh sẽ tác động nhiều đến đời sống kinh tế - xã hội, phong tục tập quán... của nhân dân. Ông nghĩ sao về điều này?
Việc sắp xếp đơn vị hành chính bao giờ cũng xuất phát từ yêu cầu chung về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng gắn với điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội, truyền thống, phong tục tập quán. Nghị quyết Quốc hội đã nêu rõ những trường hợp nào nên và không nên sáp nhập. Trong quá trình xem xét ta phải căn cứ vào những định hướng đó để sắp xếp.
Tôi nói trường hợp cụ thể như năm 2008 ta sáp nhập Hà Nội và Hà Tây. Mới đầu có rất nhiều ý kiến băn khoăn, cho rằng hợp nhất như vậy không ổn bởi có những vấn đề về phong tục tập quán, văn hoá, vấn đề quy mô, đội ngũ cán bộ…
Tuy nhiên, sau khi hợp nhất thì Hà Nội có thêm dư địa và nhân lực để phát triển đô thị, đồng thời phát triển du lịch, làng nghề... Đội ngũ cán bộ chỉ mất một thời gian đầu đã ổn định ngay.
Khi đó tôi là thành viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, là người trực tiếp tham gia vào chuyện sắp xếp tổ chức bộ máy. Có thể nói Đảng bộ và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Phạm Quang Nghị thời điểm ấy đã có một cách sắp xếp lại bộ máy từ thành phố cho đến các sở, ngành đều phát huy tốt.
Qua kết quả thực tế chúng ta thấy việc hợp nhất đó rất đúng, tạo điều kiện phát triển. Chính vì vậy, đây cũng là bài học cho việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh sắp tới.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành Kết luận số 126 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025.
Trong Kết luận này là Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý 3/2025.

TS Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Ảnh: Ngọc Thắng
Trao đổi với Dân Việt, TS Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, việc sáp nhập tỉnh, thành trong giai đoạn hiện nay là phù hợp khi chúng ta đã đáp ứng được các yêu cầu về hạ tầng giao thông, liên lạc và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức. Đây là bước tiếp theo trong quá trình tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Tinh gọn bộ máy là "cuộc cách mạng" chứ không còn "cải cách"
Định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, bỏ cấp huyện có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh hiện nay, thưa ông?
Đây là xu hướng tích cực và tất yếu bởi vì trên thế giới các nước đa số là phát triển theo mô hình chính quyền 3 cấp.
Thứ hai, nghiên cứu trong thực tiễn hiện nay ta thấy cấp huyện là cấp trung gian, không có vai trò quyết định các vấn đề phát triển kinh tế xã hội. Trung ương đưa ra các thể chế, chính sách, cấp tỉnh cơ bản quyết được ngân sách, chính sách của địa phương. Cấp huyện chỉ là cấp trung gian truyền tải xuống cấp xã và cấp xã mới là cấp trực tiếp thực hiện. Qua cấp trung gian này có 2 vấn đề đặt ra, một là có thể tạo ra độ trễ, hai là tạo lực cản trong quá trình phát triển. Vì vậy bỏ cấp trung gian thì sẽ thông suốt từ cấp tỉnh xuống dưới cấp xã.
Nếu còn cấp trung gian thì hiệu lực, hiệu quả sẽ bị hạn chế, đồng thời tạo chi phí hành chính cũng rất lớn. Chính vì vậy cần phải sắp xếp, tổ chức lại.
Trước năm 1976, chúng ta chỉ có 38 tỉnh. Điều kiện của chúng ta lúc đó hạ tầng giao thông khó khăn, năng lực, trình độ của cán bộ, công chức trong điều hành chỉ đạo còn hạn chế… nên lúc đó tách tỉnh ra đúng là phát triển thật.
Ví dụ, Phú Thọ và Vĩnh Phúc; Bắc Ninh và Bắc Giang; Hải Dương và Hưng Yên; hay Hà Nam Ninh tách thành Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định; Phú Khánh tách thành Phú Yên, Khánh Hòa… Tất cả đều phát triển nhưng đến bây giờ nếu còn duy trì thì khó phát triển, vì các nguồn lực đều đã tới hạn.
Hiện nay hạ tầng giao thông, hạ tầng thông tin liên lạc đã tốt, đội ngũ cán bộ, công chức của chúng ta được nâng lên đáp ứng được trong điều hành, lãnh đạo, chỉ đạo.
Đặc biệt, chúng ta đã có chỉ đạo chuyển sang một kỷ nguyên vươn mình, tăng tốc, bứt phá, đặc biệt phải đưa tốc độ tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên, từ 2026 đến 2030 đạt hai con số. Hợp nhất đơn vị hành chính, bỏ được một khâu trung gian đó sẽ giúp tỉnh, thành mạnh lên, tận dụng tối đa nguồn lực, tài nguyên để phát triển một cách mạnh mẽ hơn.
Liệu chúng ta có thực hiện xong quá trình sáp nhập tỉnh, bỏ cấp trung gian trước khi diễn ra Đại hội XIV của Đảng?
Kết luận của Bộ Chính trị đã nêu rõ, định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh phải báo cáo Bộ Chính trị trong quý 3/2025, trước Đại hội Đảng toàn quốc. Vì vậy, phải đẩy nhanh tiến độ, xong bộ máy ở địa phương để chuẩn bị nhân sự đại hội các cấp.
Những vấn đề này đã được nghiên cứu, chuẩn bị từ lâu. Bài học sắp xếp đơn vị cấp xã, cấp huyện và tỉnh thì trước kia đã có rồi, vừa rồi có thêm bài học sắp xếp các bộ, ngành ở Trung ương.
Phương pháp tổ chức đã rõ, bây giờ chúng ta triển khai với tinh thần quyết tâm chính trị rất cao, với tinh thần "cách mạng" chứ không còn là "cải cách". Trước kia là đưa ra các lộ trình, làm theo lộ trình nhưng bây giờ là theo tiến độ, vừa chạy vừa xếp hàng, Trung ương làm trước, các địa phương làm sau. Vấn đề là tinh thần, thái độ và quyết tâm chính trị của các cấp, các ngành.
Bộ máy tinh - gọn - mạnh nhưng phải hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả
Khi tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy tất yếu sẽ "đụng chạm" tới yếu tố con người. Vấn đề này sẽ giải quyết thế nào?
Vừa qua, khi sắp xếp các bộ, ngành, địa phương, rất nhiều cán bộ, đảng viên, kể cả lãnh đạo chủ chốt đã thể hiện tính trách nhiệm của mình khi xin nghỉ hưu sớm, nhường cơ hội cho lớp trẻ.
Quan trọng nhất là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là người đứng đầu trong quá trình sắp xếp. Phải có cơ chế, chính sách vượt trội để động viên sự tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Cạnh đó, một điều rất quan trọng đó là giữ chân người có năng lực ở lại để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Điều này đảm bảo chúng ta thực hiện tốt tinh - gọn - mạnh nhưng vẫn phải hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Còn sau khi hợp nhất các đơn vị hành chính cấp tỉnh, chúng ta sẽ phải bố trí, sắp xếp lại bộ máy đủ lực lượng và chất lượng để chỉ đạo cho cấp xã; cấp xã cũng đủ lực lượng, đủ năng lực, trình độ để thực hiện mọi công việc trực tiếp dưới cơ sở.
Hiện Bộ Nội vụ đề xuất bỏ quy định về cán bộ, công chức cấp xã, thống nhất một cơ chế tuyển dụng, sử dụng, quản lý và chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức. Tức là hệ thống hành chính của chúng ta là ba cấp thì đồng thời chất lượng đội ngũ công chức là như nhau, có thể luân chuyển, liên thông công chức cấp xã với công chức cấp tỉnh và Trung ương, đáp ứng được yêu cầu số lượng và trình độ.
Có ý kiến cho rằng khi sáp nhập tỉnh sẽ tác động nhiều đến đời sống kinh tế - xã hội, phong tục tập quán... của nhân dân. Ông nghĩ sao về điều này?
Việc sắp xếp đơn vị hành chính bao giờ cũng xuất phát từ yêu cầu chung về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng gắn với điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội, truyền thống, phong tục tập quán. Nghị quyết Quốc hội đã nêu rõ những trường hợp nào nên và không nên sáp nhập. Trong quá trình xem xét ta phải căn cứ vào những định hướng đó để sắp xếp.
Tôi nói trường hợp cụ thể như năm 2008 ta sáp nhập Hà Nội và Hà Tây. Mới đầu có rất nhiều ý kiến băn khoăn, cho rằng hợp nhất như vậy không ổn bởi có những vấn đề về phong tục tập quán, văn hoá, vấn đề quy mô, đội ngũ cán bộ…
Tuy nhiên, sau khi hợp nhất thì Hà Nội có thêm dư địa và nhân lực để phát triển đô thị, đồng thời phát triển du lịch, làng nghề... Đội ngũ cán bộ chỉ mất một thời gian đầu đã ổn định ngay.
Khi đó tôi là thành viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, là người trực tiếp tham gia vào chuyện sắp xếp tổ chức bộ máy. Có thể nói Đảng bộ và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Phạm Quang Nghị thời điểm ấy đã có một cách sắp xếp lại bộ máy từ thành phố cho đến các sở, ngành đều phát huy tốt.
Qua kết quả thực tế chúng ta thấy việc hợp nhất đó rất đúng, tạo điều kiện phát triển. Chính vì vậy, đây cũng là bài học cho việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh sắp tới.
Nguồn: Dân Việt