Vu Thuy Tien
Thành viên nổi tiếng
Bàn thờ gia tiên trong mỗi gia đình không chỉ là nơi thanh tịnh, mà còn là cầu nối thiêng liêng giữa cuộc sống hiện tại và cõi trời đất. Chính vì vậy, việc bao sái bàn thờ gia tiên (không sử dụng từ vệ sinh hay dọn dẹp, lau chùi để bày tỏ lòng tôn kính) mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là vào dịp Tết cổ truyền, khi con cháu cùng nhau chuẩn bị để chào đón ông bà tổ tiên về sum họp.
Trong quá trình bao sái, cần thực hiện theo cách trang trọng, thể hiện lòng thành kính. Đầu tiên, gia chủ nên chuẩn bị một bộ khăn sạch chuyên dùng để lau bàn thờ, cùng nước thơm (như nước lá trầu, nước gừng, rượu trắng) để làm sạch. Các bước bao sái cần lưu ý:
Trong quá trình bao sái, cần thực hiện theo cách trang trọng, thể hiện lòng thành kính. Đầu tiên, gia chủ nên chuẩn bị một bộ khăn sạch chuyên dùng để lau bàn thờ, cùng nước thơm (như nước lá trầu, nước gừng, rượu trắng) để làm sạch. Các bước bao sái cần lưu ý:
- Ảnh thờ: Dùng khăn ẩm nhẹ nhàng lau từng góc cạnh của ảnh thờ, sau đó lau lại bằng khăn khô để ảnh luôn sáng đẹp.
- Bát hương: Kể từ sau ngày 23 tháng Chạp, bạn có thể chọn ngày đẹp bất kỳ để bao sái bát hương. Ngoài lau chùi, bát hương cần được tỉa chân nhang đem đi hóa. Gia chủ nên tỉa chân nhang một cách cẩn thận, thường chỉ để lại số lượng lẻ như 3, 5, hoặc 7 chân nhang. Khi rút, cần giữ sự tập trung, không túm một túm rút lên, tâm niệm lời cầu chúc an lành.
- Lư đồng: Các vật dụng như lư đồng, chân đèn, nên được đánh bóng cẩn thận. Nếu có thể, thay đèn mới để ánh sáng trên bàn thờ luôn rực rỡ, mang đến sự ấm áp và sáng sủa cho không gian linh thiêng.
- Bình hoa và mâm trái cây: Hoa tươi và trái cây trên bàn thờ cần được thay mới thường xuyên. Hoa nên chọn loại tươi, có hương thơm nhẹ nhàng, và tránh để hoa héo. Nước trong bình hoa phải sạch sẽ. Trái cây cần tươi ngon, không bị hư hỏng. Thay hoa và quả định kỳ, khoảng 2-3 ngày/lần để bàn thờ luôn tươi mới, thể hiện sự chu đáo của con cháu.