Căn cứ nào xử lý hình sự nhóm vệ sĩ tự ý chặn đường, phân luồng giao thông?

D
Phuong Chi
Phản hồi: 0

Phuong Chi

Thành viên nổi tiếng
Theo luật sư, hành vi của nhóm vệ sĩ xâm phạm trực tiếp đến trật tự chung, ảnh hưởng hoạt động bình thường trên đường phố, gây bức xúc dư luận và có dấu hiệu của tội Gây rối trật tự công cộng.

1733107036637.png


Công an tỉnh Thanh Hóa đang tạm giữ Lê Kiên Quyết (39 tuổi, ở huyện Hậu Lộc), Hoàng Kim Chung (28 tuổi, ở TP Thanh Hóa), Nguyễn Đình Dương (33 tuổi, ở TP Sầm Sơn) và La Văn Thủy (39 tuổi, ở huyện Thọ Xuân) để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng.

Đây là nhóm người mặc đồng phục vệ sĩ, tự ý ra đường phân luồng giao thông, chặn đường các phương tiện khác để phục vụ cho đoàn xe sang đám cưới tại khu vực đại lộ Lê Lợi, TP Thanh Hóa vào chiều 24/11. Sau khi sự việc bị ghi lại và đăng lên mạng xã hội, các lực lượng thuộc Công an Thanh Hóa đã xác minh, triệu tập và tạm giữ các đối tượng trên theo quy định của pháp luật.

Với những diễn biến hành vi nêu trên, có căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự của các nghi phạm hay không là băn khoăn của nhiều độc giả Dân trí.

View attachment Toàn cảnh vụ nhóm vệ sĩ đứng ở ngã tư phân luồng cho đoàn xe sang - Trim.mp4
Toàn cảnh vụ nhóm vệ sĩ đứng ở ngã tư phân luồng cho đoàn xe sang

Luật sư Hoàng Trọng Giáp (Giám đốc Công ty Luật Hoàng Sa, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nhìn nhận trước hết, về góc độ quyền hạn, nhóm vệ sĩ nêu trên chỉ là các cá nhân hoạt động cho doanh nghiệp, nhằm các mục đích riêng và hoàn toàn không có quyền hạn được phép phân luồng, điều khiển phương tiện hay các hành vi khác can thiệp tới trật tự an toàn giao thông đường bộ. Do đó, việc nhóm này tự ý phân luồng giao thông nhằm phục vụ cho đoàn xe cưới là hành động thể hiện sự bất chấp, ngang nhiên, lộng hành và coi thường pháp luật.

Về khách thể bị xâm phạm, hành động nêu trên đã xâm phạm nghiêm trọng tới trật tự an toàn giao thông đường bộ, đi ngược với các quy tắc ứng xử khi tham gia giao thông, gây cản trở, ách tắc giao thông cũng như làm rối loạn các hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Do đó, có thể đánh giá hành vi này đã xâm phạm trực tiếp đến trật tự chung, ảnh hưởng tới hoạt động bình thường trên đường phố, tạo tác động xấu, gây bức xúc dư luận cũng như gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự xã hội nói chung. Do đó, việc cơ quan chức năng xem xét trách nhiệm của nhóm này về tội Gây rối trật tự công cộng là hoàn toàn có cơ sở.

Trích dẫn quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, ông Giáp cho biết với tội danh này, khung hình phạt cơ bản là phạt tiền 5-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Trường hợp thuộc các tình tiết định khung tại khoản 2 như có tổ chức; dùng vũ khí, hung khí, có hành vi phá phách hay gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng, khung hình phạt có thể áp dụng là 2-7 năm tù.

Ngoài những người trực tiếp thực hiện hành vi, cơ quan chức năng cũng sẽ tập trung xác minh, làm rõ có hay không hành vi chỉ đạo, xúi giục, ép buộc nhóm vệ sĩ thực hiện hành vi nêu trên, từ đó xem xét vai trò đồng phạm (nếu có) trong trường hợp khởi tố vụ án hình sự.

Nguồn: Dân Trí
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Thành viên mới đăng

Back
Top