Lê Anh Xuân khai người cha đã chết của mình lo thủ tục, liên hệ cảnh sát để làm hệ thống PCCC - có nhiều sai phạm, khi hỏa hoạn không hoạt động khiến 32 người chết.
Bị cáo Lê Anh Xuân tại tòa hôm nay. Ảnh: Phước Tuấn
Ngày 24/10, TAND tỉnh Bình Dương xét xử Lê Anh Xuân, 43 tuổi, chủ quán karaoke An Phú; Phạm Quốc Hùng, Phạm Thị Hồng, Vũ Trường Sơn (cùng là cựu cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH Bình Dương); Nguyễn Thành Luân, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thái Bình về tội Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.
Bị cáo Nguyễn Văn Võ (cựu đại úy, cán bộ Đội Cảnh sát PCCC Công an TP Thuận An) bị xét xử về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Liên quan vụ án, ông Nguyễn Duy Linh (nguyên trung tá, đội trưởng Cảnh sát PCCC Công an TP Thuận An) cũng bị khởi tố về cùng tội danh nhưng đã chết nên được đình chỉ điều tra.
Trong số các bị cáo, Hồng, Sơn và Luân được tại ngoại. An ninh phiên xử được thắt chặt, chỉ những người có giấy triệu tập của tòa mới được vào trong.
Theo nội dung vụ án, tối 6/9/2022, lửa bất ngờ bùng lên tại lầu 2 karaoke An Phú rồi nhanh chóng lan nhanh toàn bộ quán. Lúc này có khoảng 60 người gồm khách và nhân viên ở trong. Khoảng một phút sau, ngọn lửa bùng lên dữ dội, một số khách và nhân viên chạy lên sân thượng, số còn lại chờ cứu nạn.
Sau gần một ngày chữa cháy, cảnh sát tìm thấy 32 thi thể. Những người còn lại may mắn chạy thoát hoặc được cứu, trong đó có 17 nạn nhân bị thương.
Kết quả giám định kết luật vụ cháy xảy ra do dây dẫn điện lắp đặt trên trần la phông tầng 2 bị chập, lửa cháy lan ra các vật liệu xung quanh. Hệ thống điện, PCCC của cơ sở không đảm bảo an toàn. Trong số 32 nạn nhân có 31 người trong máu có nồng độ cồn, trong đó 18 nạn nhân có nồng độ cồn trong máu rất cao từ 86-299mg/100ml; một người dương tính với ma túy.
Là người đầu tiên bị thẩm vấn, Lê Anh Xuân cho biết, hôm xảy ra hỏa hoạn bị cáo đang ở nhà xem tivi thì vợ chạy về khóc, nói quán bị cháy. Khi đến hiện trường ông này thấy nhân viên đang chữa cháy và đã trình báo cơ quan chức năng. Công tác cứu hộ diễn ra liên tục đến 5h sáng hôm sau thì lửa tiếp tục bùng lên. Sau một ngày chữa cháy, cảnh sát phát hiện 32 người chết và 3 người bị thương.
Theo Xuân, cha bị cáo (đã chết) là người liên hệ với đơn vị thi công và người có chức trách làm hồ sơ giấy phép hoạt động. Bị cáo chỉ ký vào các giấy tờ hồ sơ do ông đưa lại, không liên quan hay quen biết Phạm Thị Hồng. "Bị cáo chỉ gặp chị Hồng một lần vào buổi trưa, khi cha gọi nói mang 50 triệu đồng lên trả tiền cho người này", Xuân khai.
Đến năm 2019, cha phải điều trị bệnh, ông nói bị cáo nghỉ việc công ty để quản lý quán nên nghe lời. Lúc Xuân tiếp quản công việc thì cơ sở này đã hoạt động. Bị cáo có làm việc với quản lý và yêu cầu người này liên hệ với các cơ quan chức năng xem việc PCCC còn thiếu sót gì thì bổ sung.
"Bị cáo không nắm rõ việc kinh doanh karaoke phải có điều kiện gì, vì trước đó ba bị cáo làm hết", Xuân khai. Tuy nhiên, khi tòa chất vấn về trách nhiệm của mình, bị cáo thừa nhận bản thân có thiếu sót, không kiểm tra lại các vấn đề khi hoạt động.
Bị cáo Lê Anh Xuân tại tòa hôm nay. Ảnh: Phước Tuấn
Ngày 24/10, TAND tỉnh Bình Dương xét xử Lê Anh Xuân, 43 tuổi, chủ quán karaoke An Phú; Phạm Quốc Hùng, Phạm Thị Hồng, Vũ Trường Sơn (cùng là cựu cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH Bình Dương); Nguyễn Thành Luân, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thái Bình về tội Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.
Bị cáo Nguyễn Văn Võ (cựu đại úy, cán bộ Đội Cảnh sát PCCC Công an TP Thuận An) bị xét xử về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Liên quan vụ án, ông Nguyễn Duy Linh (nguyên trung tá, đội trưởng Cảnh sát PCCC Công an TP Thuận An) cũng bị khởi tố về cùng tội danh nhưng đã chết nên được đình chỉ điều tra.
Trong số các bị cáo, Hồng, Sơn và Luân được tại ngoại. An ninh phiên xử được thắt chặt, chỉ những người có giấy triệu tập của tòa mới được vào trong.
Theo nội dung vụ án, tối 6/9/2022, lửa bất ngờ bùng lên tại lầu 2 karaoke An Phú rồi nhanh chóng lan nhanh toàn bộ quán. Lúc này có khoảng 60 người gồm khách và nhân viên ở trong. Khoảng một phút sau, ngọn lửa bùng lên dữ dội, một số khách và nhân viên chạy lên sân thượng, số còn lại chờ cứu nạn.
Sau gần một ngày chữa cháy, cảnh sát tìm thấy 32 thi thể. Những người còn lại may mắn chạy thoát hoặc được cứu, trong đó có 17 nạn nhân bị thương.
Kết quả giám định kết luật vụ cháy xảy ra do dây dẫn điện lắp đặt trên trần la phông tầng 2 bị chập, lửa cháy lan ra các vật liệu xung quanh. Hệ thống điện, PCCC của cơ sở không đảm bảo an toàn. Trong số 32 nạn nhân có 31 người trong máu có nồng độ cồn, trong đó 18 nạn nhân có nồng độ cồn trong máu rất cao từ 86-299mg/100ml; một người dương tính với ma túy.
Là người đầu tiên bị thẩm vấn, Lê Anh Xuân cho biết, hôm xảy ra hỏa hoạn bị cáo đang ở nhà xem tivi thì vợ chạy về khóc, nói quán bị cháy. Khi đến hiện trường ông này thấy nhân viên đang chữa cháy và đã trình báo cơ quan chức năng. Công tác cứu hộ diễn ra liên tục đến 5h sáng hôm sau thì lửa tiếp tục bùng lên. Sau một ngày chữa cháy, cảnh sát phát hiện 32 người chết và 3 người bị thương.
Theo Xuân, cha bị cáo (đã chết) là người liên hệ với đơn vị thi công và người có chức trách làm hồ sơ giấy phép hoạt động. Bị cáo chỉ ký vào các giấy tờ hồ sơ do ông đưa lại, không liên quan hay quen biết Phạm Thị Hồng. "Bị cáo chỉ gặp chị Hồng một lần vào buổi trưa, khi cha gọi nói mang 50 triệu đồng lên trả tiền cho người này", Xuân khai.
Đến năm 2019, cha phải điều trị bệnh, ông nói bị cáo nghỉ việc công ty để quản lý quán nên nghe lời. Lúc Xuân tiếp quản công việc thì cơ sở này đã hoạt động. Bị cáo có làm việc với quản lý và yêu cầu người này liên hệ với các cơ quan chức năng xem việc PCCC còn thiếu sót gì thì bổ sung.
"Bị cáo không nắm rõ việc kinh doanh karaoke phải có điều kiện gì, vì trước đó ba bị cáo làm hết", Xuân khai. Tuy nhiên, khi tòa chất vấn về trách nhiệm của mình, bị cáo thừa nhận bản thân có thiếu sót, không kiểm tra lại các vấn đề khi hoạt động.
Trả lời HĐXX sau đó, cựu cảnh sát Vũ Trường Sơn nói không có ý kiến gì về bản cáo trạng. Năm 2017, khi được phân công nhiệm vụ và tiếp nhận hồ sơ thiết kế của cơ sở karaoke An Phú do bộ phận tiếp dân đưa qua, bị cáo nhận thấy hồ sơ có một số vấn đề chưa đảm bảo quy chuẩn và đã tham mưu lãnh đạo yêu cầu chủ cơ sở bổ sung. Sau khi nhận lại hồ sơ, thấy đã đủ các điều kiện theo quy chuẩn về PCCC nên Sơn trình lên cấp trên duyệt.
"Bị cáo chỉ thẩm duyệt hồ sơ trên giấy tờ và đã làm đúng theo trách nhiệm của mình, còn về thực tế thực tế thế nào thì bị cáo không phụ trách", cựu cảnh sát nói và cho biết đây là vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng nên nhận thấy mình có một phần trách nhiệm.
Chiều nay, phiên tòa tiếp tục với phần hỏi các bị cáo khác.
Cơ quan công tố xác định, bị cáo Hùng và một số cán bộ cảnh sát PCCC cháy đã có nhiều sai phạm trong việc thẩm duyệt hồ sơ thiết kế; kiểm tra, nghiệm thu hệ thống PCCC; không thực hiện công tác hướng dẫn, kiểm tra phát hiện các vi phạm trong PCCC của chủ quán karaoke.
Cụ thể, Lê Anh Xuân là người đứng đầu cơ sở kinh doanh karaoke An Phú, quá trình xây dựng và hoạt động không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về PCCC, cứu hộ cứu nạn. Ông này đã thuê nữ cảnh sát Phạm Thị Hồng thi công và hoàn thiện hệ thống PCCC của quán. Do Hồng không đủ điều kiện về chuyên môn và cơ sở pháp lý để thi công và hoàn thiện hồ sơ xin nghiệm thu hệ thống PCCC nên đã thuê ông Nguyễn Duy Linh làm.
Sau khi ông Linh thi công xong, bà Hồng lợi dụng mối quan hệ đồng nghiệp với Phạm Quốc Hùng tác động nghiệm thu hệ thống PCCC của karaoke An Phú. Tuy nhiên, Hùng không kiểm tra, nghiệm thu theo quy định mà lập khống biên bản nghiệm thu nhằm hợp thức hóa hồ sơ.
Hồng sau đó đưa biên bản kiểm tra, nghiệm thu cho Nguyễn Thành Luân (do Công ty TNHH MTV Thái Bình Anh có đủ chức năng thiết kế, thi công các hạng mục liên quan đến PCCC) nhờ ký khống vào biên bản. Luân vì "nể nang Hồng là cán bộ cảnh sát PCCC" nên đã ký vào biên bản, dưới mục đơn vị thi công.
Tiếp đó, Hùng tham mưu cho cấp trên ký nháy vào công văn xác nhận nghiệm thu hệ thống PCCC cho quán karaoke An Phú để đề xuất Phó giám đốc cảnh sát PCCC Bình Dương tạo điều kiện cho cơ sở này đi vào hoạt động. Đến ngày 18/7/2017, Cảnh sát PCCC Bình Dương ban hành văn bản về việc xác nhận nghiệm thu. Ngày 31/7/2017, Công an thị xã (nay là thành phố) Thuận An đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự cho cơ sở An Phú.
Quá trình điều tra, bị cáo Hồng không thừa nhận hành vi sai phạm.
Bị cáo Vũ Trường Sơn là người kiểm tra bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thiết kế về PCCC tại cơ sở An Phú và lập bảng đối chiếu quy chuẩn. Tuy nhiên, Sơn không phát hiện hồ sơ thiết kế của cơ sở có một số nội dung chưa đảm bảo, vẫn xây dựng báo cáo trình cấp trên.
Từ năm 2020 đến tháng 9/2022, Võ là cán bộ được phân công nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác PCCC tại karaoke An Phú nhưng đã không thực hiện, không phát hiện vi phạm của chủ cơ sở, dẫn đến khi cháy đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Từ ngày xảy ra hỏa hoạn đến nay, gia đình Xuân đã bồi thường cho 31/32 gia đình nạn nhân tử vong và 3 người bị thương với số tiền gần 3 tỷ đồng. Thân nhân của 32 bị hại yêu cầu Lê Anh Xuân bồi thường thêm 27 tỷ đồng (mai táng, tổn thất tinh thần, cấp dưỡng nuôi con, nuôi cha mẹ nạn nhân).