David Dũng
Thành viên nổi tiếng
Rằm tháng Giêng là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Đây không chỉ là ngày lễ mang đậm dấu ấn tín ngưỡng dân gian mà còn là dịp để người Việt tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong sức khỏe, may mắn và hạnh phúc trong suốt một năm.
Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Trọng Tuệ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Văn hóa phương Đông cho hay, rằm tháng Giêng còn được gọi là lễ Thượng Nguyên. Đêm rằm tháng Giêng gọi là Nguyên Tiêu.
Cúng rằm tháng Giêng hay lễ Thượng Nguyên là một tín ngưỡng của Đạo Giáo, truyền bá vào các quốc gia Phương Đông từ rất xa xưa. Tín ngưỡng của Đạo giáo thờ 3 vị thần: Thiên Quan - Địa Quan - Thủy Quan hay còn gọi là Tam Nguyên (Thượng Nguyên - Trung Nguyên - Hạ Nguyên).
Các ngày lễ Tam Nguyên được người Việt chú trọng là: Rằm tháng Giêng - lễ (tết) Thượng Nguyên, rằm tháng 7- lễ (tết) Trung Nguyên và rằm tháng 10 - lễ (tết) Hạ Nguyên.
Ngày rằm tháng Giêng là ngày Thánh Đản (ngày vía, ngày sinh) của đức Thiên Quan nên nhân dân khắp nơi treo đèn kết hoa, làm lễ cúng tế, chúc mừng, cầu phúc.
Theo Đạo Giáo, ngày này là ngày đức Thiên Quan ban phúc lành cho toàn bộ hạ giới, nên nhân gian gọi là ngày Thiên Quan Tứ Phúc (Thiên quan ban phúc). Vì vậy, dân gian thường lập đàn tế lễ "dâng sao giải hạn", cầu mong một năm bình an, mọi điều tốt lành.
Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ tư ngày 12/2. Theo phong tục, nên cúng vào ban ngày của ngày rằm tháng Giêng, không có quy ước cụ thể nào về ngày, giờ.
"Có một số quan điểm cho rằng cần phải cúng trước 12h trưa hay cúng trước mấy ngày đều là không có căn cứ", Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Văn hóa phương Đông cho hay.
Còn theo nhà nghiên cứu Phạm Đình Hải, rằm tháng Giêng cũng như ngày rằm, mùng 1 trong các tháng khác, đều nên cúng đúng ngày.
Rằm tháng Giêng là ngày lễ lớn của người Việt nên các gia đình thường chuẩn bị các mâm cỗ để dâng cúng tổ tiên, thần Phật. Tùy theo từng gia đình mà có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mâm cỗ mặn.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Phạm Đình Hải, dân gian cho rằng Thiên Quan đại đế là người thích vui vẻ, hảo ngọt nên trên mâm cúng có thể chuẩn bị thêm các loại bánh ngọt như bánh trôi, bánh mật…
"Việc cúng bái cốt ở lòng thành và hơn hết là gìn giữ những nét đẹp trong văn hóa truyền thống, không nhất thiết bày biện cúng bái linh đình, chuẩn bị mâm cao cỗ đầy gây lãng phí", nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Tuệ nêu.
Nhiều gia đình còn chuẩn bị đồ chay, bánh ngọt dâng cúng ngày rằm tháng Giêng (Ảnh: Thu Huong Vu).
Bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng
Dưới đây là bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng tham khảo trong cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ thố địa, ngài Bản gia táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, Thúc bá huynh đệ, Cô di tỷ muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là…
Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên Tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành Hoàng
Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ thần linh thổ địa, ngài Bản gia táo quân, Ngũ phương, long mạch, tài thần.
Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Văn khấn cúng rằm tháng Giêng theo gợi ý của nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Tuệ:
Đạo trời huyền diệu, phúc họa chẳng do nhân tâm tự chuyển. Xưa nay lòng người đều mong được thập phần an lạc, nhưng thiên cơ khó lường, vận đất khó thông, nên đều phải cậy nhờ Thiên quan tứ phúc.
Nay tại:...
Tín chủ con là : …………………………….
Nhân lễ Thượng Nguyên, vi kỳ thánh đản, sắm sửa hương hoa vật thực, thành tâm dâng lễ.
- Cung thỉnh đức : Thượng Nguyên tứ phúc Thiên Quan nhất phẩm Tử vi đại đế.
- Cung thỉnh: Tôn thần bản gia thần linh, Thành Hoàng bản thổ, Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân, Bản gia chấp sự chư vị tôn thần, Ngũ phương ngũ thổ Phúc đức chính thần, Ngũ phương ngũ lộ Long mạch tài thần và Hội đồng nội ngoại gia tiên.
Lai lâm chứng giám lòng thành tín chủ.
Đức ngài Thiên Quan đại đế quyền thông ba cõi, thần uy nghiêm lắng, mắt thánh chiếu soi. Thượng nguyên ban phúc khắp vô cùng, trần gian ngưỡng cầu ơn mưa móc.
Hôm nay gặp dịp Tết Thượng Nguyên, vi kỳ thánh đản, Thiên Quan ban phúc muôn nơi, tín chủ con thành tâm quét dọn nhà cửa, sửa biện hương hoa, đèn nhang, lễ vật... dâng cúng trước án.
Nhất tâm phụng thỉnh, mong ngài ban phúc, tống ách, trừ tai, giải họa. Mong cho được mạnh khỏe bình an, nhân khang vật thịnh, chốn chốn yên vui, nhà nhà lợi lạc, người người đều được hạnh phúc an khang.
Tín chủ con xin lòng thành nhất tâm sám hối, hành thiện thi nhân.
Con xin khấu thủ trước án, mong được soi xét!
![1739324045263.png 1739324045263.png](https://homevn.s3.hn-1.cloud.cmctelecom.vn/data/attachments/12/12808-9522643ab9be9ebd5dd5c2d8f3985370.jpg)
Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Trọng Tuệ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Văn hóa phương Đông cho hay, rằm tháng Giêng còn được gọi là lễ Thượng Nguyên. Đêm rằm tháng Giêng gọi là Nguyên Tiêu.
Cúng rằm tháng Giêng hay lễ Thượng Nguyên là một tín ngưỡng của Đạo Giáo, truyền bá vào các quốc gia Phương Đông từ rất xa xưa. Tín ngưỡng của Đạo giáo thờ 3 vị thần: Thiên Quan - Địa Quan - Thủy Quan hay còn gọi là Tam Nguyên (Thượng Nguyên - Trung Nguyên - Hạ Nguyên).
Các ngày lễ Tam Nguyên được người Việt chú trọng là: Rằm tháng Giêng - lễ (tết) Thượng Nguyên, rằm tháng 7- lễ (tết) Trung Nguyên và rằm tháng 10 - lễ (tết) Hạ Nguyên.
Ngày rằm tháng Giêng là ngày Thánh Đản (ngày vía, ngày sinh) của đức Thiên Quan nên nhân dân khắp nơi treo đèn kết hoa, làm lễ cúng tế, chúc mừng, cầu phúc.
Theo Đạo Giáo, ngày này là ngày đức Thiên Quan ban phúc lành cho toàn bộ hạ giới, nên nhân gian gọi là ngày Thiên Quan Tứ Phúc (Thiên quan ban phúc). Vì vậy, dân gian thường lập đàn tế lễ "dâng sao giải hạn", cầu mong một năm bình an, mọi điều tốt lành.
Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ tư ngày 12/2. Theo phong tục, nên cúng vào ban ngày của ngày rằm tháng Giêng, không có quy ước cụ thể nào về ngày, giờ.
"Có một số quan điểm cho rằng cần phải cúng trước 12h trưa hay cúng trước mấy ngày đều là không có căn cứ", Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Văn hóa phương Đông cho hay.
Còn theo nhà nghiên cứu Phạm Đình Hải, rằm tháng Giêng cũng như ngày rằm, mùng 1 trong các tháng khác, đều nên cúng đúng ngày.
Rằm tháng Giêng là ngày lễ lớn của người Việt nên các gia đình thường chuẩn bị các mâm cỗ để dâng cúng tổ tiên, thần Phật. Tùy theo từng gia đình mà có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mâm cỗ mặn.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Phạm Đình Hải, dân gian cho rằng Thiên Quan đại đế là người thích vui vẻ, hảo ngọt nên trên mâm cúng có thể chuẩn bị thêm các loại bánh ngọt như bánh trôi, bánh mật…
"Việc cúng bái cốt ở lòng thành và hơn hết là gìn giữ những nét đẹp trong văn hóa truyền thống, không nhất thiết bày biện cúng bái linh đình, chuẩn bị mâm cao cỗ đầy gây lãng phí", nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Tuệ nêu.
![Văn khấn cúng rằm tháng Giêng năm 2025 theo văn hóa dân gian - 2 Văn khấn cúng rằm tháng Giêng năm 2025 theo văn hóa dân gian - 2](https://cdnphoto.dantri.com.vn/b-oJitEMQWlEWnY_1vFooDc8aP8=/thumb_w/1020/2025/02/11/co-chay-1739243169039.jpg)
Nhiều gia đình còn chuẩn bị đồ chay, bánh ngọt dâng cúng ngày rằm tháng Giêng (Ảnh: Thu Huong Vu).
Bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng
Dưới đây là bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng tham khảo trong cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ thố địa, ngài Bản gia táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, Thúc bá huynh đệ, Cô di tỷ muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là…
Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên Tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành Hoàng
Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ thần linh thổ địa, ngài Bản gia táo quân, Ngũ phương, long mạch, tài thần.
Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Văn khấn cúng rằm tháng Giêng theo gợi ý của nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Tuệ:
Đạo trời huyền diệu, phúc họa chẳng do nhân tâm tự chuyển. Xưa nay lòng người đều mong được thập phần an lạc, nhưng thiên cơ khó lường, vận đất khó thông, nên đều phải cậy nhờ Thiên quan tứ phúc.
Nay tại:...
Tín chủ con là : …………………………….
Nhân lễ Thượng Nguyên, vi kỳ thánh đản, sắm sửa hương hoa vật thực, thành tâm dâng lễ.
- Cung thỉnh đức : Thượng Nguyên tứ phúc Thiên Quan nhất phẩm Tử vi đại đế.
- Cung thỉnh: Tôn thần bản gia thần linh, Thành Hoàng bản thổ, Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân, Bản gia chấp sự chư vị tôn thần, Ngũ phương ngũ thổ Phúc đức chính thần, Ngũ phương ngũ lộ Long mạch tài thần và Hội đồng nội ngoại gia tiên.
Lai lâm chứng giám lòng thành tín chủ.
Đức ngài Thiên Quan đại đế quyền thông ba cõi, thần uy nghiêm lắng, mắt thánh chiếu soi. Thượng nguyên ban phúc khắp vô cùng, trần gian ngưỡng cầu ơn mưa móc.
Hôm nay gặp dịp Tết Thượng Nguyên, vi kỳ thánh đản, Thiên Quan ban phúc muôn nơi, tín chủ con thành tâm quét dọn nhà cửa, sửa biện hương hoa, đèn nhang, lễ vật... dâng cúng trước án.
Nhất tâm phụng thỉnh, mong ngài ban phúc, tống ách, trừ tai, giải họa. Mong cho được mạnh khỏe bình an, nhân khang vật thịnh, chốn chốn yên vui, nhà nhà lợi lạc, người người đều được hạnh phúc an khang.
Tín chủ con xin lòng thành nhất tâm sám hối, hành thiện thi nhân.
Con xin khấu thủ trước án, mong được soi xét!