Spring Hill
Thành viên nổi tiếng
Cô dâu Nông Thị Ánh (quê Cao Bằng) bất ngờ khi hình ảnh mặc áo chàm trong ngày cưới nhận được nhiều lời khen của cộng đồng mạng.
Mới đây, cư dân mạng chia sẻ hình ảnh về một cô dâu xinh đẹp, vấn khăn trên đầu và mặc trang phục của bà con dân tộc Tày trong ngày cưới, thu hút nhiều lượt thích và tương tác.
Hình ảnh được chia sẻ cho thấy, cô dâu sở hữu làn da trắng, gương mặt thanh tú, nụ cười hiền dịu, trang điểm vừa phải, cầm bó hoa cưới đứng ở cổng chào đón khách mời.
Nhiều cư dân mạng đã dành lời khen về vẻ đẹp tinh khôi của cô dâu, đồng thời gửi lời chúc trăm năm hạnh phúc.
Cô dâu xinh đẹp nhận được nhiều lời khen của cư dân mạng (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Trao đổi với phóng viên Dân trí, chị Nông Thị Ánh (dân tộc Tày, sinh năm 1998, ở Trùng Khánh, Cao Bằng) xác nhận là cô dâu trong video đang được cộng đồng mạng chia sẻ. Đoạn video do một người bạn quay khi cô tổ chức lễ cưới ở nhà gái hôm 2/11.
Cô gái người Cao Bằng không ngờ hình ảnh của mình được cư dân mạng dành nhiều lời khen và lan tỏa trên mạng xã hội như vậy.
Được biết, nhà chồng của cô dâu này ở Thái Nguyên, cách Trùng Khánh (Cao Bằng) khoảng 200km, nên hai gia đình quyết định đến 24/11 mới tổ chức ăn cưới ở nhà trai.
"Ngày 1/10 năm ngoái, vợ chồng tôi làm lễ ăn hỏi. Theo quan niệm, năm nay tốt cho hai vợ chồng nên gia đình mới tổ chức lễ cưới. Hiện, tôi và chồng đã có con, bé được 8 tháng tuổi", chị Ánh chia sẻ.
Bộ quần áo mà cô dâu mặc trong lễ cưới là áo chàm - trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Tày.
Từ xa xưa, người Tày đã lấy cây chàm trên núi về ủ với nước tro bếp để giúp các tấm vải được dệt bằng tay đổi thành màu chàm. Quá trình nhuộm kéo dài qua nhiều công đoạn cho đến khi có màu đẹp nhất.
Kiểu áo này xẻ hai tà, có đai thắt lưng cũng được nhuộm màu chàm mặc kèm quần lụa. Hiện, bộ trang phục vẫn được phụ nữ người Tày giữ gìn, mặc trong lễ cưới hay lễ hội quan trọng.
Chị Nông Thị Ánh mặc trang phục áo chàm của người Tày trong lễ cưới (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Trước đây, chị Ánh học cao đẳng tại Cao Bằng sau đó học thêm tiếng Trung Quốc để làm phiên dịch. Cách đây không lâu, cô gái này làm quản lý tại một nhà hàng ở Hà Nội. Hiện, Ánh đã nghỉ việc, chăm sóc con nhỏ.
Sở hữu gương mặt xinh xắn, nụ cười duyên, từ khi còn nhỏ, chị Ánh luôn là thành viên của các đội văn nghệ ở trường và lớp. Đến nay, cô gái này chưa tham dự bất cứ cuộc thi sắc đẹp nào.
Cô dâu và những người bạn trong lễ cưới (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Trước khi cưới, cô dâu người Cao Bằng và chú rể đã có 4 năm yêu nhau.
"Chúng tôi quen nhau tình cờ qua mạng xã hội. Sau 3 tháng nói chuyện và tìm hiểu, hai đứa trở thành một đôi.
Trong thời gian yêu nhau, đại dịch Covid-19 xảy ra, việc gặp gỡ của hai vợ chồng không dễ dàng, phải nói chuyện qua mạng hằng ngày. Dù khoảng cách giữa hai gia đình xa nhau nhưng nhờ sự tin tưởng, chúng tôi giữ được tình cảm bền chặt, quyết định kết hôn sau 4 năm yêu đương", chị Ánh chia sẻ.
Mới đây, cư dân mạng chia sẻ hình ảnh về một cô dâu xinh đẹp, vấn khăn trên đầu và mặc trang phục của bà con dân tộc Tày trong ngày cưới, thu hút nhiều lượt thích và tương tác.
Hình ảnh được chia sẻ cho thấy, cô dâu sở hữu làn da trắng, gương mặt thanh tú, nụ cười hiền dịu, trang điểm vừa phải, cầm bó hoa cưới đứng ở cổng chào đón khách mời.
Nhiều cư dân mạng đã dành lời khen về vẻ đẹp tinh khôi của cô dâu, đồng thời gửi lời chúc trăm năm hạnh phúc.
Cô dâu xinh đẹp nhận được nhiều lời khen của cư dân mạng (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Trao đổi với phóng viên Dân trí, chị Nông Thị Ánh (dân tộc Tày, sinh năm 1998, ở Trùng Khánh, Cao Bằng) xác nhận là cô dâu trong video đang được cộng đồng mạng chia sẻ. Đoạn video do một người bạn quay khi cô tổ chức lễ cưới ở nhà gái hôm 2/11.
Cô gái người Cao Bằng không ngờ hình ảnh của mình được cư dân mạng dành nhiều lời khen và lan tỏa trên mạng xã hội như vậy.
Được biết, nhà chồng của cô dâu này ở Thái Nguyên, cách Trùng Khánh (Cao Bằng) khoảng 200km, nên hai gia đình quyết định đến 24/11 mới tổ chức ăn cưới ở nhà trai.
"Ngày 1/10 năm ngoái, vợ chồng tôi làm lễ ăn hỏi. Theo quan niệm, năm nay tốt cho hai vợ chồng nên gia đình mới tổ chức lễ cưới. Hiện, tôi và chồng đã có con, bé được 8 tháng tuổi", chị Ánh chia sẻ.
Bộ quần áo mà cô dâu mặc trong lễ cưới là áo chàm - trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Tày.
Từ xa xưa, người Tày đã lấy cây chàm trên núi về ủ với nước tro bếp để giúp các tấm vải được dệt bằng tay đổi thành màu chàm. Quá trình nhuộm kéo dài qua nhiều công đoạn cho đến khi có màu đẹp nhất.
Kiểu áo này xẻ hai tà, có đai thắt lưng cũng được nhuộm màu chàm mặc kèm quần lụa. Hiện, bộ trang phục vẫn được phụ nữ người Tày giữ gìn, mặc trong lễ cưới hay lễ hội quan trọng.
Chị Nông Thị Ánh mặc trang phục áo chàm của người Tày trong lễ cưới (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Trước đây, chị Ánh học cao đẳng tại Cao Bằng sau đó học thêm tiếng Trung Quốc để làm phiên dịch. Cách đây không lâu, cô gái này làm quản lý tại một nhà hàng ở Hà Nội. Hiện, Ánh đã nghỉ việc, chăm sóc con nhỏ.
Sở hữu gương mặt xinh xắn, nụ cười duyên, từ khi còn nhỏ, chị Ánh luôn là thành viên của các đội văn nghệ ở trường và lớp. Đến nay, cô gái này chưa tham dự bất cứ cuộc thi sắc đẹp nào.
Cô dâu và những người bạn trong lễ cưới (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Trước khi cưới, cô dâu người Cao Bằng và chú rể đã có 4 năm yêu nhau.
"Chúng tôi quen nhau tình cờ qua mạng xã hội. Sau 3 tháng nói chuyện và tìm hiểu, hai đứa trở thành một đôi.
Trong thời gian yêu nhau, đại dịch Covid-19 xảy ra, việc gặp gỡ của hai vợ chồng không dễ dàng, phải nói chuyện qua mạng hằng ngày. Dù khoảng cách giữa hai gia đình xa nhau nhưng nhờ sự tin tưởng, chúng tôi giữ được tình cảm bền chặt, quyết định kết hôn sau 4 năm yêu đương", chị Ánh chia sẻ.
Nguồn: Dân Trí