Cindy Nguyễn
Active member
Tại phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Sở Y tế Bắc Ninh, đại diện Công ty AIC cho biết doanh nghiệp này "không còn tiền" để nộp khắc phục hậu quả, thậm chí không đủ tiền để trả lương cho nhân viên.
Ngày 29/10, TAND tỉnh Bắc Ninh mở phiên tòa sơ thẩm vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Sở Y tế Bắc Ninh, Công ty AIC.
Tại tòa, đại diện Công ty AIC đã có những trình bày khá bất ngờ về doanh nghiệp này.
Cuối năm 2005, Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) được thành lập, tiền thân là Trung tâm xuất khẩu lao động Tralacen do bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn làm Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc.
Sau 19 năm, Công ty AIC này còn gì?
AIC không còn đủ tiền trả lương nhân viên
Công ty AIC hoạt động ở nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, bất động sản, năng lượng, khoa học công nghệ... với 29 công ty thành viên và hàng nghìn cán bộ nhân viên. Đối tác của AIC này rộng khắp toàn cầu.
Cập nhật tới tháng 9/2020, Công ty AIC có quy mô vốn điều lệ ở mức 1.350 tỷ đồng và từng lọt nhóm 500 doanh nghiệp lớn nhất cả nước.
Tuy nhiên, từ năm 2022, Công ty AIC và cá nhân bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng bộ sậu liên tục vướng vòng lao lý. Đến nay, doanh nghiệp này được xác định có vi phạm trong 5 dự án, trong đó có 2 bệnh viện và 3 đơn vị khác.
Trụ sở Công ty AIC (Ảnh: V.L.).
Liên quan đến 2 bệnh viện gồm: Vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu, Đưa và Nhận hối lộ xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai; vụ án Vi phạm quy định đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh.
Vụ án liên quan đến 3 đơn vị gồm có: Vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM.
Vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Sở Y tế Bắc Ninh.
Vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông).
Sau 19 năm hoạt động, Công ty AIC còn vỏn vẹn hơn 10 nhân viên. Thông tin này được đại diện Công ty AIC trình bày tại phần xét hỏi ở phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Sở Y tế Bắc Ninh, chiều 29/10.
Theo vị đại diện này, Công ty AIC "không còn tiền", do đó không thể nộp khắc phục hậu quả vụ án, thậm chí không đủ tiền để trả lương cho nhân viên, bảo trì cơ sở vật chất.
Trong phần xét hỏi cuối chiều 29/10, HĐXX đã chất vấn đại diện Bệnh viện Đa khoa huyện Quế Võ về chất lượng trang thiết bị do Công ty Sông Hồng cung cấp, từ việc trúng thầu.
Trả lời tòa, đại diện bệnh viện này cho hay danh mục trang thiết bị có hơn 100 loại, gồm: Máy nội soi, siêu âm... Đến nay, bệnh viện đã nhận đủ các thiết bị, với chất lượng tốt, đem lại hiệu quả và thụ hưởng cho bệnh nhân.
Thỏa thuận của Công ty Sông Hồng
Trong phần xét hỏi, bị cáo Lã Tuấn Hưng, Tổng Giám đốc Công ty Sông Hồng, trình bày có mối quan hệ quen biết với lãnh đạo Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng Y tế (Sở Y tế Bắc Ninh), do từng thi công gói thầu cung cấp thiết bị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh vào năm 2012.
Năm 2014, ông Đặng Tiên Phong (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Sông Hồng, đã mất năm 2021) biết về dự án xây dựng 6 bệnh viện tuyến huyện của Bắc Ninh nên giao nhiệm vụ cho Hưng đến gặp Trần Văn Tuynh, cựu Giám đốc Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng Y tế để "đặt vấn đề".
Thời điểm này, tỉnh Bắc Ninh đang gặp khó khăn về nguồn vốn dẫn đến việc xây dựng các bệnh viện bị chậm trễ, thi công kéo dài. Tiền mua sắm, lắp đặt thiết bị y tế cho các bệnh viện hầu như không còn.
Các bị cáo tại phiên tòa (Ảnh: V.P.).
Sau đó, Công ty Sông Hồng thỏa thuận với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh nếu xin được tiền về cho Bắc Ninh, tỉnh sẽ giao cho công ty này cả 6 gói thầu mua sắm thiết bị y tế.
Trên thực tế, Công ty Sông Hồng chỉ nhận được 3 dự án xây dựng bệnh viện tuyến huyện còn Công ty AIC nhận 3 dự án. Bị cáo Hưng khai lúc đó Sông Hồng vốn không có, năng lực lại kém nên phải dùng thêm các công ty thành viên làm hồ sơ dự thầu.
Sau đó, Công ty Sông Hồng "cảm ơn" lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh và Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng y tế 6 tỷ đồng.
Bị cáo Trần Văn Tuynh khai, sau khi nhận 6 tỷ đồng từ Công ty Sông Hồng đã mang 2,8 tỷ đi cảm ơn các lãnh đạo tỉnh, hưởng lợi 3,2 tỷ đồng. Sau khi bị bắt, bị cáo Tuynh đã nộp 3,25 tỷ đồng cho cơ quan điều tra gồm 3,2 tỷ đồng hưởng lợi bất chính và 50 triệu đồng khắc phục hậu quả vụ án.
Tại tòa, bị cáo Tuynh khẳng định dù giúp Công ty AIC của Nguyễn Thị Thanh Nhàn trúng thầu tại 3 bệnh viện ở Bắc Ninh nhưng không được nhận tiền cảm ơn.
"Bà Nhàn chỉ tặng bị cáo thuốc nhuộm tóc, mỹ phẩm, còn tiền thì không", ông Tuynh khai.
2 cựu lãnh đạo tỉnh ân hận
Tại bục xét hỏi, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh và cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến đều thừa nhận những cáo buộc trong cáo trạng, cùng bày tỏ nỗi ân hận trước vi phạm của bản thân.
Trước chất vấn của tòa về việc "cứ doanh nghiệp nào xin được vốn là trúng thầu, giai đoạn 2013-2015", ông Quỳnh trả lời đây là thông lệ của lãnh đạo thời trước, từ khoảng những năm 2006.
Với vụ án liên quan đến Công ty AIC, cựu Chủ tịch Nguyễn Tử Quỳnh bị cáo buộc 5 lần nhận tiền từ ông Tuynh, tổng 1 tỷ đồng. Đây là số tiền mà Công ty Sông Hồng "cảm ơn" sau khi trúng thầu 3 dự án tuyến huyện.
Sau khi AIC trúng các gói thầu tại Bắc Ninh, ông Quỳnh nhận quà biếu ngày lễ, Tết của Nguyễn Thị Thanh Nhàn tổng cộng 9,1 tỷ đồng. Hiện, ông Quỳnh đã nộp lại 10,1 tỷ đồng.
Trong khi đó, cựu Bí thư Nguyễn Nhân Chiến đã nhận hối lộ 4 tỷ đồng từ Công ty Sông Hồng và Công ty AIC, đồng thời nhận tổng 10 tỷ đồng từ nhiều lần, rải rác từ năm 2014 đến năm 2020 từ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
"Trước khi bị khởi tố 15 ngày, bị cáo đã viết đơn xin nộp lại toàn bộ số tiền trên", bị cáo Nguyễn Nhân Chiến khai trước tòa.
Quá trình điều tra, ông Nguyễn Tử Quỳnh và Nguyễn Nhân Chiến được ghi nhận thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác trong quá trình giải quyết vụ án; tích cực vận động gia đình nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án.
Quá trình công tác, 2 bị cáo trên có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp phát triển của tỉnh Bắc Ninh, được tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương, bằng khen. Nhiều cơ quan, tổ chức đơn vị nơi 2 bị cáo công tác đã có văn bản đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Ngày 29/10, TAND tỉnh Bắc Ninh mở phiên tòa sơ thẩm vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Sở Y tế Bắc Ninh, Công ty AIC.
Tại tòa, đại diện Công ty AIC đã có những trình bày khá bất ngờ về doanh nghiệp này.
Cuối năm 2005, Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) được thành lập, tiền thân là Trung tâm xuất khẩu lao động Tralacen do bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn làm Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc.
Sau 19 năm, Công ty AIC này còn gì?
AIC không còn đủ tiền trả lương nhân viên
Công ty AIC hoạt động ở nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, bất động sản, năng lượng, khoa học công nghệ... với 29 công ty thành viên và hàng nghìn cán bộ nhân viên. Đối tác của AIC này rộng khắp toàn cầu.
Cập nhật tới tháng 9/2020, Công ty AIC có quy mô vốn điều lệ ở mức 1.350 tỷ đồng và từng lọt nhóm 500 doanh nghiệp lớn nhất cả nước.
Tuy nhiên, từ năm 2022, Công ty AIC và cá nhân bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng bộ sậu liên tục vướng vòng lao lý. Đến nay, doanh nghiệp này được xác định có vi phạm trong 5 dự án, trong đó có 2 bệnh viện và 3 đơn vị khác.
Trụ sở Công ty AIC (Ảnh: V.L.).
Liên quan đến 2 bệnh viện gồm: Vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu, Đưa và Nhận hối lộ xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai; vụ án Vi phạm quy định đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh.
Vụ án liên quan đến 3 đơn vị gồm có: Vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM.
Vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Sở Y tế Bắc Ninh.
Vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông).
Sau 19 năm hoạt động, Công ty AIC còn vỏn vẹn hơn 10 nhân viên. Thông tin này được đại diện Công ty AIC trình bày tại phần xét hỏi ở phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Sở Y tế Bắc Ninh, chiều 29/10.
Theo vị đại diện này, Công ty AIC "không còn tiền", do đó không thể nộp khắc phục hậu quả vụ án, thậm chí không đủ tiền để trả lương cho nhân viên, bảo trì cơ sở vật chất.
Trong phần xét hỏi cuối chiều 29/10, HĐXX đã chất vấn đại diện Bệnh viện Đa khoa huyện Quế Võ về chất lượng trang thiết bị do Công ty Sông Hồng cung cấp, từ việc trúng thầu.
Trả lời tòa, đại diện bệnh viện này cho hay danh mục trang thiết bị có hơn 100 loại, gồm: Máy nội soi, siêu âm... Đến nay, bệnh viện đã nhận đủ các thiết bị, với chất lượng tốt, đem lại hiệu quả và thụ hưởng cho bệnh nhân.
Thỏa thuận của Công ty Sông Hồng
Trong phần xét hỏi, bị cáo Lã Tuấn Hưng, Tổng Giám đốc Công ty Sông Hồng, trình bày có mối quan hệ quen biết với lãnh đạo Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng Y tế (Sở Y tế Bắc Ninh), do từng thi công gói thầu cung cấp thiết bị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh vào năm 2012.
Năm 2014, ông Đặng Tiên Phong (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Sông Hồng, đã mất năm 2021) biết về dự án xây dựng 6 bệnh viện tuyến huyện của Bắc Ninh nên giao nhiệm vụ cho Hưng đến gặp Trần Văn Tuynh, cựu Giám đốc Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng Y tế để "đặt vấn đề".
Thời điểm này, tỉnh Bắc Ninh đang gặp khó khăn về nguồn vốn dẫn đến việc xây dựng các bệnh viện bị chậm trễ, thi công kéo dài. Tiền mua sắm, lắp đặt thiết bị y tế cho các bệnh viện hầu như không còn.
Các bị cáo tại phiên tòa (Ảnh: V.P.).
Sau đó, Công ty Sông Hồng thỏa thuận với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh nếu xin được tiền về cho Bắc Ninh, tỉnh sẽ giao cho công ty này cả 6 gói thầu mua sắm thiết bị y tế.
Trên thực tế, Công ty Sông Hồng chỉ nhận được 3 dự án xây dựng bệnh viện tuyến huyện còn Công ty AIC nhận 3 dự án. Bị cáo Hưng khai lúc đó Sông Hồng vốn không có, năng lực lại kém nên phải dùng thêm các công ty thành viên làm hồ sơ dự thầu.
Sau đó, Công ty Sông Hồng "cảm ơn" lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh và Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng y tế 6 tỷ đồng.
Bị cáo Trần Văn Tuynh khai, sau khi nhận 6 tỷ đồng từ Công ty Sông Hồng đã mang 2,8 tỷ đi cảm ơn các lãnh đạo tỉnh, hưởng lợi 3,2 tỷ đồng. Sau khi bị bắt, bị cáo Tuynh đã nộp 3,25 tỷ đồng cho cơ quan điều tra gồm 3,2 tỷ đồng hưởng lợi bất chính và 50 triệu đồng khắc phục hậu quả vụ án.
Tại tòa, bị cáo Tuynh khẳng định dù giúp Công ty AIC của Nguyễn Thị Thanh Nhàn trúng thầu tại 3 bệnh viện ở Bắc Ninh nhưng không được nhận tiền cảm ơn.
"Bà Nhàn chỉ tặng bị cáo thuốc nhuộm tóc, mỹ phẩm, còn tiền thì không", ông Tuynh khai.
2 cựu lãnh đạo tỉnh ân hận
Tại bục xét hỏi, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh và cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến đều thừa nhận những cáo buộc trong cáo trạng, cùng bày tỏ nỗi ân hận trước vi phạm của bản thân.
Trước chất vấn của tòa về việc "cứ doanh nghiệp nào xin được vốn là trúng thầu, giai đoạn 2013-2015", ông Quỳnh trả lời đây là thông lệ của lãnh đạo thời trước, từ khoảng những năm 2006.
Với vụ án liên quan đến Công ty AIC, cựu Chủ tịch Nguyễn Tử Quỳnh bị cáo buộc 5 lần nhận tiền từ ông Tuynh, tổng 1 tỷ đồng. Đây là số tiền mà Công ty Sông Hồng "cảm ơn" sau khi trúng thầu 3 dự án tuyến huyện.
Sau khi AIC trúng các gói thầu tại Bắc Ninh, ông Quỳnh nhận quà biếu ngày lễ, Tết của Nguyễn Thị Thanh Nhàn tổng cộng 9,1 tỷ đồng. Hiện, ông Quỳnh đã nộp lại 10,1 tỷ đồng.
Trong khi đó, cựu Bí thư Nguyễn Nhân Chiến đã nhận hối lộ 4 tỷ đồng từ Công ty Sông Hồng và Công ty AIC, đồng thời nhận tổng 10 tỷ đồng từ nhiều lần, rải rác từ năm 2014 đến năm 2020 từ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
"Trước khi bị khởi tố 15 ngày, bị cáo đã viết đơn xin nộp lại toàn bộ số tiền trên", bị cáo Nguyễn Nhân Chiến khai trước tòa.
Quá trình điều tra, ông Nguyễn Tử Quỳnh và Nguyễn Nhân Chiến được ghi nhận thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác trong quá trình giải quyết vụ án; tích cực vận động gia đình nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án.
Quá trình công tác, 2 bị cáo trên có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp phát triển của tỉnh Bắc Ninh, được tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương, bằng khen. Nhiều cơ quan, tổ chức đơn vị nơi 2 bị cáo công tác đã có văn bản đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt.