Minh Phương
Thành viên nổi tiếng
Theo Bộ Nội vụ, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của toàn ngành năm 2025 là triển khai thực hiện hợp nhất Bộ LĐ-TB&XH với Bộ Nội vụ bảo đảm chủ động, thống nhất, đồng thuận, dân chủ, công khai, minh bạch.
Chiều 20/12, Bộ Nội vụ đã có báo cáo kết quả công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025 của ngành.
Theo báo cáo, năm 2025 nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của toàn ngành nội vụ là triển khai thực hiện hợp nhất Bộ LĐ-TB&XH với Bộ Nội vụ bảo đảm chủ động, thống nhất, đồng thuận, dân chủ, công khai, minh bạch.
Yêu cầu đặt ra là phải làm tốt công tác chính trị, tư tưởng để đội ngũ cán bộ, công chức của Bộ sau khi hợp nhất yên tâm công tác, chấp hành và phát huy giá trị văn hóa cốt lõi của 2 Bộ trước khi hợp nhất, cùng nhau thi đua đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.
Kế hoạch sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố trước đó cho thấy sẽ hợp nhất Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động. Đồng thời, chuyển chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý Nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.
Năm 2025, Bộ Nội vụ sẽ tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước bảo đảm khẩn trương để không bị gián đoạn hoặc bỏ sót công việc, nhất là các công việc liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế.
Việc thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm cũng sẽ được chú trọng triển khai. Bộ Nội vụ sẽ tập trung đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ bảo đảm đủ phẩm chất, trình độ và năng lực ngang tầm với nhiệm vụ sau sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các bộ, ngành và địa phương.
Một nhiệm vụ quan trọng khác, theo Bộ Nội vụ, là tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung thể chế, chính sách liên quan đến tổ chức bộ máy hành chính, cơ chế vận hành, chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đầy đủ, đồng bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ sau sắp xếp bộ máy.
Trước mắt, Bộ Nội vụ sẽ tập trung xây dựng trình cấp có thẩm quyền thông qua Luật sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Cán bộ, công chức.
Tập trung xây dựng, thẩm định trình Chính phủ ban hành các nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp.
Các chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính các cấp sẽ được triển khai hiệu quả.
"Tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc 51 địa phương có Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Khẩn trương sắp xếp tổ chức, bố trí cán bộ, xử lý đối với tài sản công sau sắp xếp bảo đảm sớm ổn định để tổ chức Đại hội Đảng các cấp năm 2025", Bộ Nội vụ thông tin về kế hoạch năm 2025.
Chiều 20/12, Bộ Nội vụ đã có báo cáo kết quả công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025 của ngành.
Theo báo cáo, năm 2025 nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của toàn ngành nội vụ là triển khai thực hiện hợp nhất Bộ LĐ-TB&XH với Bộ Nội vụ bảo đảm chủ động, thống nhất, đồng thuận, dân chủ, công khai, minh bạch.
Yêu cầu đặt ra là phải làm tốt công tác chính trị, tư tưởng để đội ngũ cán bộ, công chức của Bộ sau khi hợp nhất yên tâm công tác, chấp hành và phát huy giá trị văn hóa cốt lõi của 2 Bộ trước khi hợp nhất, cùng nhau thi đua đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.
Kế hoạch sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố trước đó cho thấy sẽ hợp nhất Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động. Đồng thời, chuyển chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý Nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.
Năm 2025, Bộ Nội vụ sẽ tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước bảo đảm khẩn trương để không bị gián đoạn hoặc bỏ sót công việc, nhất là các công việc liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế.
Việc thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm cũng sẽ được chú trọng triển khai. Bộ Nội vụ sẽ tập trung đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ bảo đảm đủ phẩm chất, trình độ và năng lực ngang tầm với nhiệm vụ sau sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các bộ, ngành và địa phương.
Một nhiệm vụ quan trọng khác, theo Bộ Nội vụ, là tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung thể chế, chính sách liên quan đến tổ chức bộ máy hành chính, cơ chế vận hành, chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đầy đủ, đồng bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ sau sắp xếp bộ máy.
Trước mắt, Bộ Nội vụ sẽ tập trung xây dựng trình cấp có thẩm quyền thông qua Luật sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Cán bộ, công chức.
Tập trung xây dựng, thẩm định trình Chính phủ ban hành các nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp.
Các chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính các cấp sẽ được triển khai hiệu quả.
"Tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc 51 địa phương có Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Khẩn trương sắp xếp tổ chức, bố trí cán bộ, xử lý đối với tài sản công sau sắp xếp bảo đảm sớm ổn định để tổ chức Đại hội Đảng các cấp năm 2025", Bộ Nội vụ thông tin về kế hoạch năm 2025.