Minh Phương
Thành viên nổi tiếng
Nhiều người cho rằng thả cá chép là nghi thức bắt buộc khi cúng ông Công ông Táo. Không phải ai cũng biết ý nghĩa đằng sau việc làm này.
Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch (tức 23/12 âm lịch), người dân Việt Nam sẽ cúng ông Công ông Táo. Nghi thức này có thể thực hiện trước đó vài ngày, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi gia đình. Ông Công ông Táo khi về trời sẽ bẩm báo với Ngọc Hoàng về 1 năm qua của gia đình họ cai quản.
Lễ tiễn ông Công ông Táo về trời thường gắn liền với nghi thức cúng và thả cá chép, dựa trên niềm tin rằng cá chép sẽ hóa rồng, trở thành phương tiện giúp Táo quân lên thiên đình. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đặt câu hỏi liệu nghi thức này có phải bắt buộc không.
Theo TS Lý Tùng Hiếu, giảng viên Khoa Văn hóa học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, việc cúng cá chép không phải là nghi thức bắt buộc. Trong các truyền thuyết về ông Công, ông Táo, không có tài liệu nào yêu cầu phải cúng và thả cá chép.
Nghi thức này bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian và mang ý nghĩa biểu tượng. Đồng thời, thả cá chép cũng thể hiện đạo hiếu sinh của nhà Phật, giúp người dân gửi gắm hy vọng về sự thăng tiến và may mắn. Những gia đình không tin vào ý nghĩa “cá chép hóa rồng” hoàn toàn có thể bỏ qua nghi thức này.
TS Hiếu cho rằng, nếu gia đình lựa chọn cúng cá chép, nên sử dụng cá chép vàng khỏe mạnh. Không có quy định cụ thể về số lượng hay kích thước cá, nhưng gia chủ nên tránh sử dụng loại cá khác, vì chỉ cá chép gắn liền với hình ảnh Táo quân.
PGS.TS Phạm Ngọc Trung cũng nhấn mạnh, cá chép được coi là linh vật có khả năng bơi dưới nước và hóa rồng, tượng trưng cho sự thăng hoa. Khi cúng, cá cần sống, khỏe mạnh và được thả tại những nơi sạch sẽ như sông, hồ, có nguồn nước chảy. Cá yếu hoặc chết sau khi thả có thể làm mất đi ý nghĩa tâm linh của nghi thức này.
Theo hướng dẫn trong sách “Phong tục thờ cúng của người Việt”, sau khi làm lễ, gia chủ nên mang cá chép ra thả ở sông, hồ với tâm thế nhẹ nhàng, thoải mái.
Cá chép hóa rồng mang ý nghĩa biểu tượng của sự thành công, thăng tiến và may mắn. Thả cá không chỉ là một phong tục mà còn là hành động thể hiện lòng thành kính, ước nguyện về sự bình an và phát triển cho gia đình.
Nếu không thực hiện nghi thức này, điều quan trọng là giữ lòng thành tâm khi tiễn ông Công ông Táo, bởi chính lòng thành kính mới là yếu tố cốt lõi trong phong tục thờ cúng của người Việt.
Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch (tức 23/12 âm lịch), người dân Việt Nam sẽ cúng ông Công ông Táo. Nghi thức này có thể thực hiện trước đó vài ngày, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi gia đình. Ông Công ông Táo khi về trời sẽ bẩm báo với Ngọc Hoàng về 1 năm qua của gia đình họ cai quản.
Lễ tiễn ông Công ông Táo về trời thường gắn liền với nghi thức cúng và thả cá chép, dựa trên niềm tin rằng cá chép sẽ hóa rồng, trở thành phương tiện giúp Táo quân lên thiên đình. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đặt câu hỏi liệu nghi thức này có phải bắt buộc không.
Theo TS Lý Tùng Hiếu, giảng viên Khoa Văn hóa học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, việc cúng cá chép không phải là nghi thức bắt buộc. Trong các truyền thuyết về ông Công, ông Táo, không có tài liệu nào yêu cầu phải cúng và thả cá chép.
Nghi thức này bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian và mang ý nghĩa biểu tượng. Đồng thời, thả cá chép cũng thể hiện đạo hiếu sinh của nhà Phật, giúp người dân gửi gắm hy vọng về sự thăng tiến và may mắn. Những gia đình không tin vào ý nghĩa “cá chép hóa rồng” hoàn toàn có thể bỏ qua nghi thức này.
TS Hiếu cho rằng, nếu gia đình lựa chọn cúng cá chép, nên sử dụng cá chép vàng khỏe mạnh. Không có quy định cụ thể về số lượng hay kích thước cá, nhưng gia chủ nên tránh sử dụng loại cá khác, vì chỉ cá chép gắn liền với hình ảnh Táo quân.
PGS.TS Phạm Ngọc Trung cũng nhấn mạnh, cá chép được coi là linh vật có khả năng bơi dưới nước và hóa rồng, tượng trưng cho sự thăng hoa. Khi cúng, cá cần sống, khỏe mạnh và được thả tại những nơi sạch sẽ như sông, hồ, có nguồn nước chảy. Cá yếu hoặc chết sau khi thả có thể làm mất đi ý nghĩa tâm linh của nghi thức này.
Theo hướng dẫn trong sách “Phong tục thờ cúng của người Việt”, sau khi làm lễ, gia chủ nên mang cá chép ra thả ở sông, hồ với tâm thế nhẹ nhàng, thoải mái.
Cá chép hóa rồng mang ý nghĩa biểu tượng của sự thành công, thăng tiến và may mắn. Thả cá không chỉ là một phong tục mà còn là hành động thể hiện lòng thành kính, ước nguyện về sự bình an và phát triển cho gia đình.
Nếu không thực hiện nghi thức này, điều quan trọng là giữ lòng thành tâm khi tiễn ông Công ông Táo, bởi chính lòng thành kính mới là yếu tố cốt lõi trong phong tục thờ cúng của người Việt.
Nguồn: techz