Hồng Chương
Thành viên nổi tiếng
Văn phòng Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã bác bỏ những lời chỉ trích về cuộc họp được cho là kéo dài chỉ 10 phút với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Truyền thông Ba Lan đưa tin Tổng thống Andrzej Duda đã kỳ vọng có cuộc họp kéo dài ít nhất một giờ với Tổng thống Mỹ Donald Trump, sau khi bay qua Đại Tây Dương để tham dự Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) tại Maryland, Mỹ vào ngày 22/2.
Bloomberg đưa tin các nhà lãnh đạo đã họp trong 10 phút, trong khi Reuters cho biết một cuộc họp "ngắn" đã diễn ra, sau khi Tổng thống Trump đến muộn.
Những người chỉ trích cho rằng cuộc gặp ngắn hơn nhiều so với dự kiến và diễn ra sau thời gian chờ đợi quá dài.
Ngày 24/2, Marcin Mastalerek, chánh văn phòng của Tổng thống Duda, người đã đi cùng ông đến Mỹ, đã bác bỏ những lời chỉ trích. Ông nói rằng bình luận của "những người được gọi là chuyên gia Twitter" thiếu cơ sở thực tế.
"Cuộc họp không kết thúc trong 10 phút và cũng không có kế hoạch kéo dài một giờ", ông Mastalerek nói.
Ông nhận định bình luận tiêu cực này là do "tâm lý đố kỵ chính trị" từ những người bất mãn về mối quan hệ chặt chẽ giữa Tổng thống Duda và Trump.
Tổng thống Duda là nhà lãnh đạo châu Âu đầu tiên gặp trực tiếp Tổng thống Trump sau lễ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của ông vào tháng trước.
Phát biểu với các phóng viên trong chuyến thăm, Tổng thống Duda bày tỏ tin tưởng rằng "không có lo ngại nào về việc giảm sự hiện diện của Mỹ tại Ba Lan", đồng thời hối thúc nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky theo đuổi "sự hợp tác bình tĩnh và mang tính xây dựng" với Tổng thống Trump.
Ba Lan là một trong những nước ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất trong cuộc xung đột với Nga.
Trong khi đó, lập trường của ông Trump về Ukraine khác biệt đáng kể so với người tiền nhiệm Joe Biden.
Ông Trump ủng hộ một giải pháp nhanh chóng cho cuộc xung đột Ukraine và đã công khai chỉ trích các chính sách của Tổng thống Zelensky, bao gồm việc ông từ chối tổ chức bầu cử.
Ba Lan là một thành viên NATO và có chung đường biên giới với Ukraine. Căng thẳng giữa Nga và Ba Lan ngày càng leo thang kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra.
Ba Lan từng tuyên bố cân nhắc về việc sử dụng hệ thống phòng không của nước này nhằm bắn tên lửa Moscow bay trên không phận Ukraine.
Tổng thống Duda cũng cho biết, Ba Lan sẵn sàng cho phép Mỹ lưu trữ vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ. Ông giải thích, sở dĩ Ba Lan có lập trường như vậy là do Nga ngày càng quân sự hóa khu vực Kaliningrad giáp Ba Lan và Lithuania, và nhấn mạnh thêm rằng Moscow cũng đã triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus.

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda trong cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Donald Trump vào ngày 22/2 (Ảnh: X/White House).
Truyền thông Ba Lan đưa tin Tổng thống Andrzej Duda đã kỳ vọng có cuộc họp kéo dài ít nhất một giờ với Tổng thống Mỹ Donald Trump, sau khi bay qua Đại Tây Dương để tham dự Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) tại Maryland, Mỹ vào ngày 22/2.
Bloomberg đưa tin các nhà lãnh đạo đã họp trong 10 phút, trong khi Reuters cho biết một cuộc họp "ngắn" đã diễn ra, sau khi Tổng thống Trump đến muộn.
Những người chỉ trích cho rằng cuộc gặp ngắn hơn nhiều so với dự kiến và diễn ra sau thời gian chờ đợi quá dài.
Ngày 24/2, Marcin Mastalerek, chánh văn phòng của Tổng thống Duda, người đã đi cùng ông đến Mỹ, đã bác bỏ những lời chỉ trích. Ông nói rằng bình luận của "những người được gọi là chuyên gia Twitter" thiếu cơ sở thực tế.
"Cuộc họp không kết thúc trong 10 phút và cũng không có kế hoạch kéo dài một giờ", ông Mastalerek nói.
Ông nhận định bình luận tiêu cực này là do "tâm lý đố kỵ chính trị" từ những người bất mãn về mối quan hệ chặt chẽ giữa Tổng thống Duda và Trump.
Tổng thống Duda là nhà lãnh đạo châu Âu đầu tiên gặp trực tiếp Tổng thống Trump sau lễ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của ông vào tháng trước.
Phát biểu với các phóng viên trong chuyến thăm, Tổng thống Duda bày tỏ tin tưởng rằng "không có lo ngại nào về việc giảm sự hiện diện của Mỹ tại Ba Lan", đồng thời hối thúc nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky theo đuổi "sự hợp tác bình tĩnh và mang tính xây dựng" với Tổng thống Trump.
Ba Lan là một trong những nước ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất trong cuộc xung đột với Nga.
Trong khi đó, lập trường của ông Trump về Ukraine khác biệt đáng kể so với người tiền nhiệm Joe Biden.
Ông Trump ủng hộ một giải pháp nhanh chóng cho cuộc xung đột Ukraine và đã công khai chỉ trích các chính sách của Tổng thống Zelensky, bao gồm việc ông từ chối tổ chức bầu cử.
Ba Lan là một thành viên NATO và có chung đường biên giới với Ukraine. Căng thẳng giữa Nga và Ba Lan ngày càng leo thang kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra.
Ba Lan từng tuyên bố cân nhắc về việc sử dụng hệ thống phòng không của nước này nhằm bắn tên lửa Moscow bay trên không phận Ukraine.
Tổng thống Duda cũng cho biết, Ba Lan sẵn sàng cho phép Mỹ lưu trữ vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ. Ông giải thích, sở dĩ Ba Lan có lập trường như vậy là do Nga ngày càng quân sự hóa khu vực Kaliningrad giáp Ba Lan và Lithuania, và nhấn mạnh thêm rằng Moscow cũng đã triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus.
Theo RT/Dân Trí