Minh Phương
Member
Ông Lê Tiến Phương, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, và nhiều cựu quan chức của tỉnh này bị đề nghị truy tố trong vụ án xảy ra tại Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.
Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết (Bình Thuận) và đề nghị truy tố 17 bị can cùng về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Ông Lê Tiến Phương, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận. ẢNH: H.L
Ngoài cựu Chủ tịch UBND tỉnh, các bị can đều là cựu quan chức thuộc Sở Xây dựng, Sở TN-MT, Chi cục Quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận...
Gây thất thoát 308 tỉ, cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận chưa nộp khắc phục đồng nào
Theo kết luận điều tra, năm 1993, Công ty Regent International OverSeas Corp (Hồng Kông) được Chính phủ đồng ý cho đầu tư dự án Ocean Dunes Golf Club (sân golf Phan Thiết), với quy mô 62 ha. Chính phủ cho doanh nghiệp này thuê đất thời hạn 50 năm để làm dự án.
Tháng 9.2013, ông Rajinder Pal Singh, Chủ tịch Công ty Regent International OverSeas Corp, ký với ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch Công ty CP Rạng Đông, hợp đồng chuyển nhượng 100% vốn sở hữu, quyền lợi, nghĩa vụ tại Công ty TNHH MTV Golf và Câu lạc bộ golf Phan Thiết cho Công ty CP Rạng Đông, trị giá 2,5 triệu USD.
Từ đó, Công ty CP Rạng Đông được tiếp tục thực hiện dự án, sau đó nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Tháng 11.2013, ông Lê Tiến Phương cấp giấy chứng nhận, cho Công ty CP Rạng Đông kế thừa toàn bộ nghĩa vụ, quyền và lợi ích của chủ đầu tư cũ. Sau khi được cấp giấy phép, Công ty CP Rạng Đông tiếp tục đề nghị chính quyền tỉnh "xin chuyển đổi đất sân golf sang đất ở đô thị tại dự án Ocean Dunes Golf Club".
Tháng 3.2014, ông Phương ký công văn báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy, đề nghị xem xét cho chủ trương về chuyển đổi mục đích sử dụng đất của sân golf Phan Thiết sang đất ở đô thị, theo đề nghị của Công ty CP Rạng Đông. Nếu được chấp thuận, UBND tỉnh sẽ lập các thủ tục theo quy định để trình Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan xem xét, đồng thời điều chỉnh giảm số lượng quy hoạch sân golf trên địa bàn tỉnh đến năm 2020…
Nhận công văn này, ông Huỳnh Văn Tí, khi đó là Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, chủ trì họp Ban Thường vụ rồi thống nhất: "Đồng ý để UBND tỉnh báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng toàn bộ diện tích 62 ha đất sân golf sang xây dựng khu đô thị tại dự án Ocean Dunes Golf Club của Công ty CP Rạng Đông".
Sau khi hồ sơ được gửi lên T.Ư thì có đơn thư phản đối và một số bài báo với các ý kiến khác nhau về việc điều chỉnh dự án sân golf Phan Thiết. Do vậy, UBND tỉnh Bình Thuận phải báo cáo lại. Tỉnh Bình Thuận trình bày đã phân tích kỹ, cân nhắc thấu đáo, đánh giá mọi mặt và đi đến thống nhất cao để chuyển đổi đất sân golf sang đất đô thị.
Quá trình thực hiện dự án, các bị can để xảy ra 2 sai phạm. Đầu tiên, hành vi phê duyệt giá với hơn 10 ha đất ở quy hoạch nhà cao tầng tại dự án trái quy định, gây thiệt hại hơn 154 tỉ đồng. Sai phạm thứ hai liên quan đến việc định giá với hơn 25 ha nhà thấp tầng, gây thiệt hại 150 tỉ đồng. C01 xác định các bị can trong vụ án gây thiệt hại tổng cộng hơn 308 tỉ đồng.
Theo kết luận điều tra, các bị can đã nộp tổng hơn 90 tỉ đồng để khắc phục hậu quả vụ án. Bên cạnh đó, để đảm bảo thu hồi triệt để tài sản bị thất thoát, C01 đã kê biên gần 40 bất động sản của các bị can và đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo ngừng giao dịch nhà, đất của Công ty CP Rạng Đông, Công ty TNHH Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.
Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết (Bình Thuận) và đề nghị truy tố 17 bị can cùng về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Ông Lê Tiến Phương, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận. ẢNH: H.L
Ngoài cựu Chủ tịch UBND tỉnh, các bị can đều là cựu quan chức thuộc Sở Xây dựng, Sở TN-MT, Chi cục Quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận...
Gây thất thoát 308 tỉ, cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận chưa nộp khắc phục đồng nào
Theo kết luận điều tra, năm 1993, Công ty Regent International OverSeas Corp (Hồng Kông) được Chính phủ đồng ý cho đầu tư dự án Ocean Dunes Golf Club (sân golf Phan Thiết), với quy mô 62 ha. Chính phủ cho doanh nghiệp này thuê đất thời hạn 50 năm để làm dự án.
Tháng 9.2013, ông Rajinder Pal Singh, Chủ tịch Công ty Regent International OverSeas Corp, ký với ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch Công ty CP Rạng Đông, hợp đồng chuyển nhượng 100% vốn sở hữu, quyền lợi, nghĩa vụ tại Công ty TNHH MTV Golf và Câu lạc bộ golf Phan Thiết cho Công ty CP Rạng Đông, trị giá 2,5 triệu USD.
Từ đó, Công ty CP Rạng Đông được tiếp tục thực hiện dự án, sau đó nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Tháng 11.2013, ông Lê Tiến Phương cấp giấy chứng nhận, cho Công ty CP Rạng Đông kế thừa toàn bộ nghĩa vụ, quyền và lợi ích của chủ đầu tư cũ. Sau khi được cấp giấy phép, Công ty CP Rạng Đông tiếp tục đề nghị chính quyền tỉnh "xin chuyển đổi đất sân golf sang đất ở đô thị tại dự án Ocean Dunes Golf Club".
Tháng 3.2014, ông Phương ký công văn báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy, đề nghị xem xét cho chủ trương về chuyển đổi mục đích sử dụng đất của sân golf Phan Thiết sang đất ở đô thị, theo đề nghị của Công ty CP Rạng Đông. Nếu được chấp thuận, UBND tỉnh sẽ lập các thủ tục theo quy định để trình Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan xem xét, đồng thời điều chỉnh giảm số lượng quy hoạch sân golf trên địa bàn tỉnh đến năm 2020…
Nhận công văn này, ông Huỳnh Văn Tí, khi đó là Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, chủ trì họp Ban Thường vụ rồi thống nhất: "Đồng ý để UBND tỉnh báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng toàn bộ diện tích 62 ha đất sân golf sang xây dựng khu đô thị tại dự án Ocean Dunes Golf Club của Công ty CP Rạng Đông".
Sau khi hồ sơ được gửi lên T.Ư thì có đơn thư phản đối và một số bài báo với các ý kiến khác nhau về việc điều chỉnh dự án sân golf Phan Thiết. Do vậy, UBND tỉnh Bình Thuận phải báo cáo lại. Tỉnh Bình Thuận trình bày đã phân tích kỹ, cân nhắc thấu đáo, đánh giá mọi mặt và đi đến thống nhất cao để chuyển đổi đất sân golf sang đất đô thị.
Quá trình thực hiện dự án, các bị can để xảy ra 2 sai phạm. Đầu tiên, hành vi phê duyệt giá với hơn 10 ha đất ở quy hoạch nhà cao tầng tại dự án trái quy định, gây thiệt hại hơn 154 tỉ đồng. Sai phạm thứ hai liên quan đến việc định giá với hơn 25 ha nhà thấp tầng, gây thiệt hại 150 tỉ đồng. C01 xác định các bị can trong vụ án gây thiệt hại tổng cộng hơn 308 tỉ đồng.
Theo kết luận điều tra, các bị can đã nộp tổng hơn 90 tỉ đồng để khắc phục hậu quả vụ án. Bên cạnh đó, để đảm bảo thu hồi triệt để tài sản bị thất thoát, C01 đã kê biên gần 40 bất động sản của các bị can và đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo ngừng giao dịch nhà, đất của Công ty CP Rạng Đông, Công ty TNHH Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.
Nguồn: báo Thanh Niên