Hồng Chương
Thành viên nổi tiếng
Được doanh nghiệp nhờ, cựu chuyên viên Vụ Pháp luật – Văn phòng Chủ tịch nước đã tìm đến ông Lưu Bình Nhưỡng nhờ tác động 1 dự án ở Quảng Ninh. Khi can thiệp "chưa đạt kết quả", ông Nhưỡng giới thiệu gặp ông Lê Thanh Vân.
Cựu chuyên viên Vụ Pháp luật – Văn phòng Chủ tịch nước có vai trò thế nào trong vụ án?
Như Dân Việt đã đưa tin, 2 cựu đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân đã bị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình truy tố. Ông Nhưỡng bị truy tố 2 tội là "Cưỡng đoạt tài sản" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".
Ông Lê Thanh Vân bị truy tố tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".
Trong vụ án mà cơ quan tố tụng tỉnh Thái Bình điều tra, cơ quan điều tra nhận thấy 2 bị can nêu trên đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp việc phê duyệt dự án khu dân cư dịch vụ phía Bắc kênh làm mát Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh để hưởng lợi.
Cụ thể, năm 2011, Công ty TNHH dịch vụ vận tải Hạ Long (Công ty Hạ Long) do ông Nguyễn Công Hoan (SN 1960, TP.Hạ Long, Quảng Ninh, làm Giám đốc và người đại diện theo pháp luật) làm thủ tục trình UBND tỉnh Quảng Ninh, xin đầu tư dự án khu dân cư dịch vụ phía Bắc kênh làm mát Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh (phường Hà Khánh, TP.Hạ Long, gọi tắt là Dự án 36ha).
Ngày 13/12/2011, UBND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định phê duyệt Dự án 36ha, đồng ý cho Công ty Hạ Long làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư dự án là hơn 374 tỷ đồng.
Sau khi dự án được phê duyệt, từ năm 2011 đến năm 2016, Công ty Hạ Long chỉ thực hiện được một phần dự án, do chậm tiến độ nên ngày 16/2/2017 UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành quyết định chấm dứt hoạt động đầu tư đối với Dự án 36ha.
Do muốn tiếp tục được thực hiện dự án, và Vũ Thị Kim Oanh (vợ ông Hoan) đã tìm người để nhờ tác động với cơ quan có thẩm quyền, xin tiếp tục thực hiện dự án.
Khoảng đầu tháng 7/2019, bà Oanh gặp và nhờ Vũ Huy Quang (SN 1979, Gia Lâm, TP.Hà Nội) nhờ người để xin được tiếp tục dự án. Quang đã đến gặp, nhờ Vũ Thanh Toàn (SN 1965, Gia Lâm TP.Hà Nội) nhờ tìm người tác động.
Toàn đồng ý, đã đến gặp và nhờ bị can Nguyễn Văn Vương (thời điểm đó là chuyên viên Vụ Pháp luật – Văn phòng Chủ tịch nước) nhờ người tác động, xin cho dự án được tiếp tục thực hiện. Vương đồng ý giúp. Toàn, Quang sau đó đã đưa ông Hoan đến gặp Vương, ông Hoan đã nhờ Vương giúp đỡ.
"Vương yêu cầu Công ty Hạ Long đưa cho Vương 7 tỷ đồng và đưa trước 4 tỷ đồng để Vương đi lại, quan hệ tác động. Ông Hoan đồng ý, sau đó đã 2 lần đưa cho Toàn tổng số tiền 7 tỷ đồng. Toàn đã đưa cho Vương 3,3 tỷ đồng, giữ lại 3,7 tỷ đồng" – cơ quan truy tố nêu.
Nhận tiền xong, Vương bảo Toàn hướng dẫn Công ty Hạ Long làm đơn kiến nghị, đơn kêu cứu khẩn cấp gửi Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ninh và gửi ông Nhưỡng (lúc đó là Đại biểu Quốc hội khoá XIV, Phó Trưởng ban Dân nguyện Uỷ ban Thường vụ Quốc hội).
Công ty Hạ Long sau đó đã làm đơn, gửi Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ninh. Riêng đơn gửi cho ông Nhưỡng thì Toàn đưa cho Vương. Sau khi nhận đơn, Vương đã đến gặp ông Nhưỡng tại cơ quan nhờ can thiệp để UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện Dự án 36ha.
Ông Lưu Bình Nhưỡng giới thiệu doanh nghiệp gặp ông Lê Thanh Vân
Cáo trạng nêu rõ, khi bị can Nhưỡng chuyển đơn của Công ty Hạ Long đến UBND tỉnh Quảng Ninh thì Vương yêu cầu Công ty Hạ Long phải trích 10% đất Dự án 36ha cho Vương. Ông Hoan nhất trí trước yêu cầu này.
Quá trình nhờ can thiệp, Vương đã nói sẽ cho ông Nhưỡng 1 lô đất diện tích 491,5m2 ở xã Vân Nội (Đông Anh, TP.Hà Nội), hứa sẽ cho 1.000m2 ở Dự án 36ha.
Để bị can Nhưỡng có động lực, Vương đã đề nghị ông Nhưỡng làm thủ tục đứng tên sở hữu 1 lô đất có diện tích như trên ở xã Vân Nội và được ông Nhưỡng đồng ý. Khi Vương hoàn thành thủ trục trích lục khu đất, ông Nhưỡng đã chuyển cho Vương căn cước công dân của con gái ông Nhưỡng để làm thủ tục cho cháu đứng tên lô đất.
Thực hiện theo thoả thuận với Vương, ngày 18/7/2019 và ngày 11/9/2019 bị can Nhưỡng đã lấy tư cách là Đại biểu Quốc hội, ký 2 văn bản kiến nghị đến Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện Dự án 36ha. Tiếp nhận đơn và kiến nghị của bị can Nhưỡng, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có 2 văn bản trả lời không đồng ý cho Công ty Hạ Long tiếp tục đầu tư dự án.
"Thấy việc can thiệp của mình chưa đạt kết quả, để tiếp tục tạo sức ép đến các cấp có thẩm quyền, bị can Nhưỡng đã giới thiệu Vương gặp bị can Lê Thanh Vân (thời điểm đó là Đại biểu Quốc hội khoá XIV) nhờ can thiệp. Bị can Vân đồng ý và nói làm đơn đề nghị gửi cho bị can Vân" – Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình nêu trong cáo trạng.
Từ ngày 10/6/2020 đến ngày 8/12/2020, bị can Vân lấy tư cách là Đại biểu Quốc hội đã ký 4 văn bản, kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Thường trực và Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Quảng Ninh cho Công ty Hạ Long tiếp tục thực hiện Dự án 36ha.
Quá trình nhờ can thiệp, Vương đã nói sẽ cho bị can Vân 1 lô đất diện tích hơn 400m2 ở xã Vân Nội, hứa sẽ cho 1.000m2 ở Dự án 36ha.
Để bị can Vân có động lực, Vương đã bảo bị can Vân làm thủ tục đứng tên sở hữu lô đất hơn 400m2 ở xã Vân Nội, ông Vân đồng ý. Mảnh đất này ông Vân cho con trai làm thủ tục đứng tên.
Theo cơ quan truy tố, về diện tích đất Vương hứa cho bị can Nhưỡng và Vân mỗi người 1.000m2, nếu Công ty Hạ Long được thực hiện Dự án 36ha Vương sẽ được hưởng 10% đất của dự án là 15.349,78m2, Vương hứa cho ông Nhưỡng và ông Vân mỗi người 1.0002, còn lại Vương sẽ được hưởng hơn 13.000m2.
Theo bảng giá đất do UBND TP.Hạ Long quy định khu vực đất quy hoạch làm Dự án 36ha, trị giá 1,95 triệu đồng/m2.
Đối chiếu với bảng giá đất thì giá diện tích 1.000m2 mà Vương hứa biếu 2 bị can Nhưỡng, Vân thì mỗi người sẽ được hưởng 1,95 tỷ đồng và trị giá diện tích đất hơn 13.000m2 Vương sẽ được hưởng là hơn 26 tỷ đồng.
Cựu chuyên viên Vụ Pháp luật – Văn phòng Chủ tịch nước có vai trò thế nào trong vụ án?
Như Dân Việt đã đưa tin, 2 cựu đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân đã bị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình truy tố. Ông Nhưỡng bị truy tố 2 tội là "Cưỡng đoạt tài sản" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".
Ông Lê Thanh Vân bị truy tố tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".
Trong vụ án mà cơ quan tố tụng tỉnh Thái Bình điều tra, cơ quan điều tra nhận thấy 2 bị can nêu trên đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp việc phê duyệt dự án khu dân cư dịch vụ phía Bắc kênh làm mát Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh để hưởng lợi.
Cụ thể, năm 2011, Công ty TNHH dịch vụ vận tải Hạ Long (Công ty Hạ Long) do ông Nguyễn Công Hoan (SN 1960, TP.Hạ Long, Quảng Ninh, làm Giám đốc và người đại diện theo pháp luật) làm thủ tục trình UBND tỉnh Quảng Ninh, xin đầu tư dự án khu dân cư dịch vụ phía Bắc kênh làm mát Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh (phường Hà Khánh, TP.Hạ Long, gọi tắt là Dự án 36ha).
Ngày 13/12/2011, UBND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định phê duyệt Dự án 36ha, đồng ý cho Công ty Hạ Long làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư dự án là hơn 374 tỷ đồng.
Để ông Lưu Bình Nhưỡng có động lực giúp, cựu chuyên viên Văn phòng Chủ tịch nước đã đề nghị ông Nhưỡng làm thủ tục đứng tên 1 lô đất ở TP.Hà Nội. Ông Nhưỡng sau đó đã cho con gái đứng tên lô đất này. Ảnh: Quốc hội
Sau khi dự án được phê duyệt, từ năm 2011 đến năm 2016, Công ty Hạ Long chỉ thực hiện được một phần dự án, do chậm tiến độ nên ngày 16/2/2017 UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành quyết định chấm dứt hoạt động đầu tư đối với Dự án 36ha.
Do muốn tiếp tục được thực hiện dự án, và Vũ Thị Kim Oanh (vợ ông Hoan) đã tìm người để nhờ tác động với cơ quan có thẩm quyền, xin tiếp tục thực hiện dự án.
Khoảng đầu tháng 7/2019, bà Oanh gặp và nhờ Vũ Huy Quang (SN 1979, Gia Lâm, TP.Hà Nội) nhờ người để xin được tiếp tục dự án. Quang đã đến gặp, nhờ Vũ Thanh Toàn (SN 1965, Gia Lâm TP.Hà Nội) nhờ tìm người tác động.
Toàn đồng ý, đã đến gặp và nhờ bị can Nguyễn Văn Vương (thời điểm đó là chuyên viên Vụ Pháp luật – Văn phòng Chủ tịch nước) nhờ người tác động, xin cho dự án được tiếp tục thực hiện. Vương đồng ý giúp. Toàn, Quang sau đó đã đưa ông Hoan đến gặp Vương, ông Hoan đã nhờ Vương giúp đỡ.
"Vương yêu cầu Công ty Hạ Long đưa cho Vương 7 tỷ đồng và đưa trước 4 tỷ đồng để Vương đi lại, quan hệ tác động. Ông Hoan đồng ý, sau đó đã 2 lần đưa cho Toàn tổng số tiền 7 tỷ đồng. Toàn đã đưa cho Vương 3,3 tỷ đồng, giữ lại 3,7 tỷ đồng" – cơ quan truy tố nêu.
Nhận tiền xong, Vương bảo Toàn hướng dẫn Công ty Hạ Long làm đơn kiến nghị, đơn kêu cứu khẩn cấp gửi Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ninh và gửi ông Nhưỡng (lúc đó là Đại biểu Quốc hội khoá XIV, Phó Trưởng ban Dân nguyện Uỷ ban Thường vụ Quốc hội).
Công ty Hạ Long sau đó đã làm đơn, gửi Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ninh. Riêng đơn gửi cho ông Nhưỡng thì Toàn đưa cho Vương. Sau khi nhận đơn, Vương đã đến gặp ông Nhưỡng tại cơ quan nhờ can thiệp để UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện Dự án 36ha.
Ông Lưu Bình Nhưỡng giới thiệu doanh nghiệp gặp ông Lê Thanh Vân
Cáo trạng nêu rõ, khi bị can Nhưỡng chuyển đơn của Công ty Hạ Long đến UBND tỉnh Quảng Ninh thì Vương yêu cầu Công ty Hạ Long phải trích 10% đất Dự án 36ha cho Vương. Ông Hoan nhất trí trước yêu cầu này.
Quá trình nhờ can thiệp, Vương đã nói sẽ cho ông Nhưỡng 1 lô đất diện tích 491,5m2 ở xã Vân Nội (Đông Anh, TP.Hà Nội), hứa sẽ cho 1.000m2 ở Dự án 36ha.
Ông Lê Thanh Vân bị cáo buộc cũng lấy tư cách Đại biểu Quốc hội ký các văn bản kiến nghị các đơn vị liên quan trong Dự án 36ha. Ảnh: Quốc hội
Để bị can Nhưỡng có động lực, Vương đã đề nghị ông Nhưỡng làm thủ tục đứng tên sở hữu 1 lô đất có diện tích như trên ở xã Vân Nội và được ông Nhưỡng đồng ý. Khi Vương hoàn thành thủ trục trích lục khu đất, ông Nhưỡng đã chuyển cho Vương căn cước công dân của con gái ông Nhưỡng để làm thủ tục cho cháu đứng tên lô đất.
Thực hiện theo thoả thuận với Vương, ngày 18/7/2019 và ngày 11/9/2019 bị can Nhưỡng đã lấy tư cách là Đại biểu Quốc hội, ký 2 văn bản kiến nghị đến Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện Dự án 36ha. Tiếp nhận đơn và kiến nghị của bị can Nhưỡng, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có 2 văn bản trả lời không đồng ý cho Công ty Hạ Long tiếp tục đầu tư dự án.
"Thấy việc can thiệp của mình chưa đạt kết quả, để tiếp tục tạo sức ép đến các cấp có thẩm quyền, bị can Nhưỡng đã giới thiệu Vương gặp bị can Lê Thanh Vân (thời điểm đó là Đại biểu Quốc hội khoá XIV) nhờ can thiệp. Bị can Vân đồng ý và nói làm đơn đề nghị gửi cho bị can Vân" – Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình nêu trong cáo trạng.
Từ ngày 10/6/2020 đến ngày 8/12/2020, bị can Vân lấy tư cách là Đại biểu Quốc hội đã ký 4 văn bản, kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Thường trực và Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Quảng Ninh cho Công ty Hạ Long tiếp tục thực hiện Dự án 36ha.
Quá trình nhờ can thiệp, Vương đã nói sẽ cho bị can Vân 1 lô đất diện tích hơn 400m2 ở xã Vân Nội, hứa sẽ cho 1.000m2 ở Dự án 36ha.
Để bị can Vân có động lực, Vương đã bảo bị can Vân làm thủ tục đứng tên sở hữu lô đất hơn 400m2 ở xã Vân Nội, ông Vân đồng ý. Mảnh đất này ông Vân cho con trai làm thủ tục đứng tên.
Theo cơ quan truy tố, về diện tích đất Vương hứa cho bị can Nhưỡng và Vân mỗi người 1.000m2, nếu Công ty Hạ Long được thực hiện Dự án 36ha Vương sẽ được hưởng 10% đất của dự án là 15.349,78m2, Vương hứa cho ông Nhưỡng và ông Vân mỗi người 1.0002, còn lại Vương sẽ được hưởng hơn 13.000m2.
Theo bảng giá đất do UBND TP.Hạ Long quy định khu vực đất quy hoạch làm Dự án 36ha, trị giá 1,95 triệu đồng/m2.
Đối chiếu với bảng giá đất thì giá diện tích 1.000m2 mà Vương hứa biếu 2 bị can Nhưỡng, Vân thì mỗi người sẽ được hưởng 1,95 tỷ đồng và trị giá diện tích đất hơn 13.000m2 Vương sẽ được hưởng là hơn 26 tỷ đồng.
Nguồn: Dân Việt