Đằng sau những cú đấm nơi học đường: Khi trẻ không thể tìm được chỗ dựa nơi gia đình

N
Nhật Ánh
Phản hồi: 0

Nhật Ánh

Thành viên tích cực
Mỗi lần xảy ra một vụ học sinh đánh nhau, bạo lực học đường lại trở thành tâm điểm. Và câu hỏi quen thuộc lại vang lên: “Nhà trường ở đâu?”, “Giáo viên đang làm gì?”, “Ở trường dạy các em điều gì?”

Phản ứng đầu tiên của dư luận thường là đi tìm danh tính ngôi trường có học sinh tham gia vụ việc. Ngay sau đó là làn sóng chỉ trích: rằng thầy cô thiếu trách nhiệm, không phát hiện, không can thiệp, không đủ gần gũi với học sinh.

Thực tế, trong không ít trường hợp, giáo viên đúng là chưa làm tròn vai trò, chưa thực sự quan tâm đến đời sống tinh thần của học trò. Nhưng liệu chỉ nhà trường là nơi duy nhất phải chịu trách nhiệm?

Một câu hỏi khác cũng rất đáng để đặt ra: Cha mẹ các em ở đâu trong những câu chuyện này? Con trẻ đã được dạy dỗ và lắng nghe ra sao mà có thể trở thành người gây ra bạo lực? Hay trong chính những mái nhà tưởng chừng ấm áp ấy, các em lại không có lấy một chỗ dựa để sẻ chia và tìm lời khuyên?

nguyendubaoluchocduong-17448547783761521294422 (1).png

Học sinh Trường THCS Nguyễn Du (quận 1, TP.HCM) trong chương trình Kỹ năng phòng tránh bạo lực học đường do báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 14-4 (Ảnh: Báo Tuổi Trẻ)

"Con không thể nói chuyện với ba mẹ..."​

Đó là lời của N., nữ sinh lớp 7 tại TP.HCM – một nhân vật trong câu chuyện từng gây xôn xao vài năm trước. Ban đầu, em chỉ bị bắt nạt bằng lời nói. Nhưng trong cơn đơn độc và tổn thương không biết bấu víu vào đâu, em đã tìm đến một nhóm “chị đại” ở lớp bên cạnh. Từ một nạn nhân, N. trở thành thủ phạm trong một vụ đánh hội đồng bạn cùng trường.

N. kể: “Hồi nhỏ con bị ba mẹ đánh hoài, mà nhiều khi là oan ức. Con cố giải thích nhưng không ai nghe. Mẹ thì ít to tiếng nhưng cũng chẳng mấy khi lắng nghe. Còn ba thì nóng tính, quát con to lắm. Con rất sợ mỗi lần phải nói chuyện.”

Có lần N. đã cố gắng nói về việc mình bị bạn bè chế giễu. Nhưng vừa nói được vài câu, cả ba và mẹ đã nhao nhao: “Sao không méc cô?”, “Không biết chửi lại à?”, “Mày cũng phải xem lại mình!”... Lần sau, N. không kể nữa.

Không có bình an trong gia đình, trẻ sẽ tìm "bình an" ở nơi khác​

Tại buổi giao lưu về bạo lực học đường ở Trường THCS Nguyễn Du (TP.HCM), tiến sĩ tâm lý Tô Nhi A từng nói:

“Những học sinh không có được sự bình an trong gia đình rất dễ tham gia vào các vụ bạo lực học đường.”

Câu nói ấy không phải lý thuyết suông. Nó phản ánh một thực tế nhức nhối – rằng khi trẻ không được lắng nghe và yêu thương đúng cách trong gia đình, các em sẽ tìm kiếm sự công nhận ở nơi khác. Và đôi khi, đó lại là những nhóm bạn xấu, những hành vi sai trái.

Trách nhiệm không chỉ của nhà trường​

Bạo lực học đường không nảy sinh từ một nguyên nhân duy nhất. Đó là kết quả của nhiều lỗ hổng – từ giáo dục, kỹ năng sống, đến sự kết nối trong gia đình.

Chúng ta không thể kỳ vọng rằng thầy cô sẽ giải quyết hết mọi vấn đề khi ở nhà, trẻ không được lắng nghe, không được học cách kiềm chế cảm xúc, không được hướng dẫn cách ứng xử trong xung đột.

Những đứa trẻ được sống trong tình yêu thương, được dạy cách đối thoại, cách giải quyết mâu thuẫn bằng ngôn từ chứ không phải nắm đấm – chắc chắn sẽ không chọn bạo lực làm lối thoát.

Nguồn tin: Tuoitre.vn
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top