Vụ việc 2 học sinh lớp 9 vứt bỏ thai nhi gây xôn xao gần đây ở TPHCM đã gióng lên tiếng chuông cảnh báo về tình trạng trẻ em quan hệ sớm và sự thiếu quan tâm của phụ huynh, nhà trường với con trẻ.
Trẻ 12 tuổi đã sinh con
Sáng 5/2, người dân sinh sống trên đường Nguyễn Hữu Dật (quận Tân Phú, TPHCM) phát hiện thi thể một trẻ sơ sinh bọc trong túi nhựa vứt tại bãi đất trống. Qua xác minh, cơ quan công an xác định người ném thi thể này là hai học sinh lớp 9.
Làm việc với công an, cặp đôi khai nhận sinh sống cùng nhau tại căn nhà cạnh bãi đất trống. Sau khi mang thai và sinh con tại nhà, nhận thấy đứa trẻ không còn hô hấp, hai học sinh trên đã ném thi thể qua bãi đất trống kế bên nhà.

Trẻ 12 tuổi đã sinh con
Sáng 5/2, người dân sinh sống trên đường Nguyễn Hữu Dật (quận Tân Phú, TPHCM) phát hiện thi thể một trẻ sơ sinh bọc trong túi nhựa vứt tại bãi đất trống. Qua xác minh, cơ quan công an xác định người ném thi thể này là hai học sinh lớp 9.
Làm việc với công an, cặp đôi khai nhận sinh sống cùng nhau tại căn nhà cạnh bãi đất trống. Sau khi mang thai và sinh con tại nhà, nhận thấy đứa trẻ không còn hô hấp, hai học sinh trên đã ném thi thể qua bãi đất trống kế bên nhà.
Thông tin vụ việc gây bức xúc lớn trong xã hội về sự vô cảm của cặp đôi học sinh này, đồng thời gióng lên tiếng chuông cảnh báo về tình trạng trẻ vị thành niên yêu sớm, quan hệ sớm và thiếu kiến thức sinh sản dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, sinh con khi còn rất nhỏ tuổi.
Theo bà Trần Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM, nếu những ca trẻ mang thai như trên được phát hiện sớm, trẻ được gia đình, cơ quan chức năng hỗ trợ thì sẽ hạn chế được những câu chuyện đau lòng.
Là người sáng lập Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo hành, xâm hại, bà Kim Thanh đánh giá thực trạng này khá phức tạp, đặc biệt là ở địa bàn đông dân và nhiều người nhập cư như TPHCM.
![]()
Nhiều bé gái mang thai khi còn đang đi học trung học cơ sở (Ảnh minh họa: AI).
Cán bộ Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em từng tiếp nhận những ca trẻ em còn rất nhỏ đã mang thai.
Bà Trần Thị Kim Thanh kể về một bé gái chỉ mới 11 tuổi, đang học lớp 6 đã mang thai 6 tháng. Thai của bé khá lớn rồi mà gia đình không hay biết.
Thời điểm bé được cán bộ Mô hình một cửa phát hiện và tiếp nhận hỗ trợ thì thai đã được 35 tuần 4 ngày, không thể xử lý mà phải chờ sinh con. Tức là, bé phải sinh con, nuôi con nhỏ khi mới 12 tuổi.
Phát hiện sớm để hỗ trợ sớm
Theo bà Kim Thanh, nếu để trẻ mang thai sớm, sinh con khi còn nhỏ tuổi sẽ xảy ra rất nhiều tác động tiêu cực đến tương lai của cả mẹ lẫn con.
Đối với người mẹ, khi sinh con trong độ tuổi trẻ em sẽ đối mặt với muôn vàn khó khăn vì phải gánh vác trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ đứa con, dù bản thân vẫn là một đứa trẻ. Đứa con cũng không thể được chăm sóc tốt khi có cha mẹ cũng là trẻ em.
Nếu những vụ việc trên được phát hiện sớm, can thiệp và hỗ trợ sớm sẽ hỗ trợ giảm thiểu nhiều hệ lụy nguy hại cho trẻ.
Đó cũng là một trong những lý do mà Sở LĐ-TB&XH TPHCM tham mưu UBND TPHCM thực hiện Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo hành, xâm hại tại Bệnh viện Hùng Vương.
Mô hình một cửa chính thức ra mắt từ tháng 3/2023. Khi bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Hùng Vương, nếu bác sĩ phát hiện các dấu hiệu của bạo lực, xâm hại sẽ chuyển sang phòng công tác xã hội triển khai quy trình tư vấn, hỗ trợ nạn nhân chấm dứt bạo lực, xâm hại.
Những nạn nhân có nhu cầu tạm lánh, tránh xa thủ phạm sẽ được cán bộ chương trình chuyển về Trung tâm Công tác xã hội và Giáo dục dạy nghề Thiếu niên TPHCM chăm sóc.
![]()
Chuyên gia của Mô hình một cửa tại bệnh viện Hùng Vương bàn thảo phương án hỗ trợ phù hợp cho nạn nhân (Ảnh: CTV).
Tính đến ngày 31/12/2024, sau gần 2 năm vận hành, mô hình đã hỗ trợ cho 188 trường hợp phụ nữ, nữ chưa thành niên và trẻ em. Trong số này có đến 160/188 trường hợp là trẻ em dưới 16 tuổi mang thai và sinh con, chiếm tỷ lệ 85,11%. Có nhiều ca trẻ em tự nguyện quan hệ sớm và mang thai sớm cũng được hỗ trợ.
Theo bà Kim Thanh, đây là con số đáng báo động, cần có giải pháp ngăn chặn và trợ giúp kịp thời cho trẻ em.
Con số này cũng thể hiện hiệu quả của mô hình khi chỉ triển khai ở một bệnh viện đã can thiệp, hỗ trợ cho 188 trường hợp, giảm thiểu rất nhiều câu chuyện đau lòng có thể xảy ra.
Ông Nguyễn Tăng Minh, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM, đánh giá Mô hình một cửa hỗ trợ trẻ em, phụ nữ bị bạo hành, xâm hại đã phát huy được hiệu quả rất cao. Từ đó, ngày 17/2, UBND TPHCM đã quyết định thành lập mô hình này ở 3 bệnh viện khác để hỗ trợ tốt hơn cho trẻ em, phụ nữ bị bạo hành, xâm hại trên địa bàn thành phố.
Mô hình một cửa hỗ trợ trẻ em, phụ nữ sẽ được triển khai thêm tại 3 bệnh viện:
1, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (15 Võ Trần Chí, phường Tân Kiên, huyện Bình Chánh).
2, Bệnh viện Nhi đồng 1 (341 Sư Vạn Hạnh, phường 10, quận 10).
3, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM (929 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5).Nguồn: Dân trí