David Dũng
Active member
Xây dựng một đế chế gia đình giàu "nứt đố đổ vách" và là một trong những “ông trùm” trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, nông – thủy sản, bất động sản, hoá chất... nhưng lại cực kỳ kín tiếng là những gì người ta nói về ông chủ của BIM Group - Ông Đoàn Quốc Việt...
Ông Đoàn Quốc Việt - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BIM Group và con trai - ông Đoàn Quốc Huy - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn.
Đáng chú ý, cả 4 thành viên nhà ông Việt đều thay phiên nhau là người đại diện người đại diện pháp luật của tất cả các công ty trong hệ sinh thái hơn 30 công ty con và công ty liên kết của BIM Group và lần lượt tham gia là cổ đông của các công ty này.
Tại thời điểm năm 2011, cổ đông gồm có hai bố con ông Việt, trong đó ông Đoàn Quốc Việt (giữ 75,09% cổ phần) và Đoàn Quốc Huy (giữ 24,91% cổ phần). Tuy nhiên, đến tháng 8/2013, số cổ phần của ông Huy đã được chuyển nhượng sang cho người mẹ là bà Khổng Thị Hiền.
5 năm sau, đến tháng 8/2018, danh sách cổ đông có sự biến động khi ông Đoàn Quốc Việt không còn đứng tên sở hữu mà thay vào đó là Công ty Cổ phần Bất động sản BIM (chiếm giữ 99,882% cổ phần) và bà Khổng Thị Hiền (giảm xuống 0,118%). Được biết, Công ty Cổ phần Bất động sản BIM là công ty con của BIM Group và được thành lập năm 2011.
Theo đăng ký kinh doanh, năm 2016, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển sản xuất Hạ Long giảm vốn từ 2.000 tỷ đồng xuống 1.700 tỷ đồng. Cùng với đó, tỷ lệ sở hữu của ông Việt tăng lên 88,342%, còn vợ giảm xuống 11,658%.
Hai năm sau, vào ngày 18/4/2018, công ty lại quyết định tăng vốn lên 3.150 tỷ đồng. Nhưng chỉ 3 tháng sau (ngày 5/7/2018), công ty mẹ bị giảm vốn tới 3,7 lần, xuống chỉ còn 850 tỷ đồng. Tiếp đó, đến tháng 6/2021, công ty mẹ hồi vốn về mức 2.000 tỷ đồng và đến 5/2022, tiếp tục tăng lên 2.800 tỷ đồng. Dù liên tục thay đổi vốn đăng ký, nhưng tỷ lệ sở hữu của các cổ đông không đổi.
Dự án Khu đô thị Halong Marina với quy mô hơn 248 ha tại Quảng Ninh của Bim Group
Chỉ từ một công ty này, đến nay, trải qua 29 năm phát triển, ông Đoàn Quốc Việt đã xây dựng cho mình một đế chế hùng mạnh, đa ngành, đa nghề. Hiện, BIM Group đang là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, với hơn 30 công ty con và công ty liên kết.
Điển hình như: Công ty TNHH Tập đoàn BIM Group, Công ty Cổ phần Bất động sản BIM, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Syrena Việt Nam, Công ty cổ phần sản xuất Muối Ninh Thuận, Công ty Cổ phần Life Style Việt Nam, Công ty TNHH MTV Sản xuất và Kinh doanh xây dựng Bim, Công ty TNHH Liên doanh Hạ Long Plaza, Công ty Cổ phần thực phẩm Bim, Công ty Cổ phần Xây dựng năng lượng tái tạo Quán Thẻ, Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo BIM, Công ty Cổ phần Tập đoàn BIM, Công ty Cổ phần Bất động sản BIM, Công ty Cổ phần Bất động sản Hùng Thắng, Công ty Cổ phần Tập đoàn năng lượng BIM, Công ty Cổ phần BEH, Công ty Cổ phần Hoá chất BIM, Công ty Cổ phần Hoá chất Cà Ná SB...
Cần nhấn mạnh thêm rằng là, cổ đông của tất cả các công ty trong hệ sinh thái của BIM Group đều là thành viên gia đình của Chủ tịch Đoàn Quốc Việt hoặc Công ty mẹ đầu tư góp vốn vào công ty con hoặc các công ty con góp vốn vào nhau.
Chỉ duy nhất có 2 trường hợp ngoại lệ là Công ty Cổ phần Điện gió BIM và Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo BIM (BIM Energy) với sự góp mặt của cùng một cổ đông nước ngoài, có trụ sở tại Singapore. Và dường như điều này có phần dễ hiểu, khi, điện gió và năng lượng tái tạo vẫn là thế mạnh của một số nước trên thế giới, chứ không phải Việt Nam. Việc góp vốn sẽ giúp BIM hoạt động được một cách thuận lợi và trơn tru hơn.
Như vậy, có thể thấy vị đại gia bí ẩn Đoàn Quốc Việt đang xây dựng đế chế gia đình giàu "nứt đố đổ vách" mà "không có người ngoài"...
Chưa hết, theo tìm hiểu của Thương gia, BIM Group là tập đoàn tư nhân hiếm hoi của Việt Nam ít sử dụng đòn bẩy tài chính trong nước, nếu có thì các khoản vay cũng không lớn như các tập đoàn trong nước khác. Hầu hết các khoản vay của BIM là các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng nước ngoài.
Đầu tiên phải kể đến là lĩnh vực bất động sản. Khác với nhiều chủ đầu tư khác, thường chọn những thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM để phát triển, thì BIM Group lại chọn tỉnh Quảng Ninh là nơi để đặt nền móng cho nhiều dự án tầm cỡ, mang dấu ấn tên tuổi đầu tiên của mình.
Cụ thể như Khách sạn Halong Plaza - khách sạn cao cấp 4 sao đầu tiên tại Vịnh Hạ Long; Dự án Khu đô thị Halong Marina (hơn 248 ha), có vị trí chiến lược, nằm sát bên bờ Vịnh Hạ Long và phía sau là núi Hùng Thắng, với nhiều dự án thành phần, bao gồm: Grand Bay Halong (6,6 ha), Green Bay Village (10 ha), Royal Lotus Resort & Villas (4 ha), Little Vietnam (3,3 ha)…; Khu đô thị dịch vụ Hùng Thắng, thực hiện dự án đường bao biển Hùng Thắng.
Ngoài ra, Quảng Ninh còn đồng ý cho BIM Group nghiên cứu, đề xuất dự án đầu tư phát triển xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp rộng 2.000ha trên địa bàn thành phố.
Tại Hà Nội, BIM Group đăng ký thực hiện dự án bệnh viện dự án Bệnh viện Quốc tế Hà Đông, với tổng mức đầu tư là 4.061 tỷ đồng, trên nền 16,65ha tại phường Dương Nội. Tuy nhiên, dự án này đã bị "bỏ hoang" hơn 10 năm nay không được triển khai....
Tiếp đó, BIM Group tiếp tục tiến vào thị trường miền Nam khi nhiều dự án bất động sản đáng nể tại Phú Quốc như: Phu Quoc Marina (155ha), Park Hyatt Phu Quoc, Palm Garden Shop Villas Phu Quoc (7ha), InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort (9,2ha).
Tại Lào, BIM Group thông qua BIM Land xây dựng dự án tổ hợp khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại và văn phòng hạng A đầu tiên tại trung tâm thủ đô Viêng Chăn, mang tên Royal Square - Crowne Plaza Vientiane; khách sạn Holiday Inn và không gian làm việc Toong Samsenthai.
Mới đây nhất, BIM Group đã có đề xuất xây dựng sân golf tại vùng biên giới An Giang. Cụ thể, vào tháng 5/2023, UBND tỉnh An Giang vừa ban hành kết luận của Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình về ý tưởng dự kiến đầu tư dự án Khu đô thị sinh thái, dịch vụ du lịch, sân golf Tịnh Biên của BIM Group.
Ngoài lĩnh vực bất động sản, BIM Group nổi danh trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm khi là một trong những đơn vị sản xuất muối công nghiệp và nuôi trồng, sản xuất thủy hải sản lớn nhất Việt Nam. Diện tích nuôi trồng của tập đoàn trải rộng hàng nghìn ha, từ Bắc vào Nam như Quảng Ninh, Ninh Thuận và Kiên Giang.
Cụ thể, như tại Quảng Ninh có Khu nuôi tôm Minh Thành (2001) quy mô 251ha, sản lượng trung bình tới 2.000 tấn mỗi năm; Khu nuôi hàu Thái Bình Dương trên vịnh Bái Tử Long quy mô 1.000ha.
Tại Kiên Giang có Khu nuôi tôm Đồng Hoà (2004) có quy mô 1.234ha; Trung tâm phát triển nguồn giống đảo Phú Quốc (2005) có quy mô 42ha và Nhà máy chế biến thủy sản Tắc Cậu (2007); đều là những khu nuôi trồng và sản xuất thủy hải sản lớn.
Sản xuất muối là một mảng hoạt động quan trọng khác của BIM Group khi tập đoàn này còn sở hữu cánh đồng muối rộng 2.500ha tại Quán Thẻ (tỉnh Ninh Thuận) - một trong ba cánh đồng muối lớn nhất Đông Nam Á. Đến nay, khu kinh tế công nghiệp muối này đạt sản lượng trên 350.000 tấn muối mỗi năm. Nếu tính cả đồng muối Cà Ná và Tri Hải, doanh nghiệp đóng góp khoảng 60-70% sản lượng muối của Việt Nam.
Và ngay tại đây, BIM Group đã triển khai các dự án điện mặt trời và đặc biệt là xây dựng các cột điện gió công suất lớn. Cuối năm 2021, Nhà máy Điện gió BIM tại huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đi vào vận hành thương mại, đánh dấu cột mốc BIM Group hoàn thành chiến lược phát triển muối sạch kết hợp năng lượng sạch trên diện tích đất 2.500 ha với tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng.
Điều đáng nói, lĩnh vực nông nghiệp – thực phẩm của BIM Group mang đậm dấu ấn của bà Khổng Thị Hiền – phu nhân của ông Đoàn Quốc Việt. Ngoài nắm giữ vị trí chủ chốt là Phó Tổng của Tập đoàn, bà Hiền còn biết đến với vai trò là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xay xát và Chế biến Gạo BIM (chủ đầu tư dự án Nhà máy xay xát và chế biến gạo Hòn Đất).
BIM Group sở hữu cánh đồng muối rộng 2.500ha tại Quán Thẻ (tỉnh Ninh Thuận) - một trong ba cánh đồng muối lớn nhất Đông Nam Á
Trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, thông qua Công ty Cổ phần Life Style Việt Nam, BIM Group sở hữu chuỗi phòng tập Elite Fitness, kinh doanh độc quyền thương hiệu Zpizza. Thêm nữa, công ty này còn thông qua công ty con là Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Thiếu Nhi Mới sở hữu mô hình sân chơi Giáo – Trí mang thương hiệu "tiNiWorld".
Nguồn: Thương gia
Ông Đoàn Quốc Việt - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BIM Group và con trai - ông Đoàn Quốc Huy - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn.
Đáng chú ý, cả 4 thành viên nhà ông Việt đều thay phiên nhau là người đại diện người đại diện pháp luật của tất cả các công ty trong hệ sinh thái hơn 30 công ty con và công ty liên kết của BIM Group và lần lượt tham gia là cổ đông của các công ty này.
BIM GROUP LỚN MẠNH CỠ NÀO?
Khởi đầu của BIM Group là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển sản xuất Hạ Long (công ty mẹ), được thành lập vào ngày 20/9/1994 và có địa chỉ tại phường Hùng Thắng, thành phố Quảng Ninh, tỉnh Quảng Ninh. Khi mới thành lập người đại diện pháp luật là ông Đoàn Quốc Việt, sau đổi thành ông Đoàn Quốc Huy - con trai ông Việt.Tại thời điểm năm 2011, cổ đông gồm có hai bố con ông Việt, trong đó ông Đoàn Quốc Việt (giữ 75,09% cổ phần) và Đoàn Quốc Huy (giữ 24,91% cổ phần). Tuy nhiên, đến tháng 8/2013, số cổ phần của ông Huy đã được chuyển nhượng sang cho người mẹ là bà Khổng Thị Hiền.
5 năm sau, đến tháng 8/2018, danh sách cổ đông có sự biến động khi ông Đoàn Quốc Việt không còn đứng tên sở hữu mà thay vào đó là Công ty Cổ phần Bất động sản BIM (chiếm giữ 99,882% cổ phần) và bà Khổng Thị Hiền (giảm xuống 0,118%). Được biết, Công ty Cổ phần Bất động sản BIM là công ty con của BIM Group và được thành lập năm 2011.
Theo đăng ký kinh doanh, năm 2016, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển sản xuất Hạ Long giảm vốn từ 2.000 tỷ đồng xuống 1.700 tỷ đồng. Cùng với đó, tỷ lệ sở hữu của ông Việt tăng lên 88,342%, còn vợ giảm xuống 11,658%.
Hai năm sau, vào ngày 18/4/2018, công ty lại quyết định tăng vốn lên 3.150 tỷ đồng. Nhưng chỉ 3 tháng sau (ngày 5/7/2018), công ty mẹ bị giảm vốn tới 3,7 lần, xuống chỉ còn 850 tỷ đồng. Tiếp đó, đến tháng 6/2021, công ty mẹ hồi vốn về mức 2.000 tỷ đồng và đến 5/2022, tiếp tục tăng lên 2.800 tỷ đồng. Dù liên tục thay đổi vốn đăng ký, nhưng tỷ lệ sở hữu của các cổ đông không đổi.
Dự án Khu đô thị Halong Marina với quy mô hơn 248 ha tại Quảng Ninh của Bim Group
Chỉ từ một công ty này, đến nay, trải qua 29 năm phát triển, ông Đoàn Quốc Việt đã xây dựng cho mình một đế chế hùng mạnh, đa ngành, đa nghề. Hiện, BIM Group đang là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, với hơn 30 công ty con và công ty liên kết.
Điển hình như: Công ty TNHH Tập đoàn BIM Group, Công ty Cổ phần Bất động sản BIM, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Syrena Việt Nam, Công ty cổ phần sản xuất Muối Ninh Thuận, Công ty Cổ phần Life Style Việt Nam, Công ty TNHH MTV Sản xuất và Kinh doanh xây dựng Bim, Công ty TNHH Liên doanh Hạ Long Plaza, Công ty Cổ phần thực phẩm Bim, Công ty Cổ phần Xây dựng năng lượng tái tạo Quán Thẻ, Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo BIM, Công ty Cổ phần Tập đoàn BIM, Công ty Cổ phần Bất động sản BIM, Công ty Cổ phần Bất động sản Hùng Thắng, Công ty Cổ phần Tập đoàn năng lượng BIM, Công ty Cổ phần BEH, Công ty Cổ phần Hoá chất BIM, Công ty Cổ phần Hoá chất Cà Ná SB...
Cần nhấn mạnh thêm rằng là, cổ đông của tất cả các công ty trong hệ sinh thái của BIM Group đều là thành viên gia đình của Chủ tịch Đoàn Quốc Việt hoặc Công ty mẹ đầu tư góp vốn vào công ty con hoặc các công ty con góp vốn vào nhau.
Chỉ duy nhất có 2 trường hợp ngoại lệ là Công ty Cổ phần Điện gió BIM và Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo BIM (BIM Energy) với sự góp mặt của cùng một cổ đông nước ngoài, có trụ sở tại Singapore. Và dường như điều này có phần dễ hiểu, khi, điện gió và năng lượng tái tạo vẫn là thế mạnh của một số nước trên thế giới, chứ không phải Việt Nam. Việc góp vốn sẽ giúp BIM hoạt động được một cách thuận lợi và trơn tru hơn.
Như vậy, có thể thấy vị đại gia bí ẩn Đoàn Quốc Việt đang xây dựng đế chế gia đình giàu "nứt đố đổ vách" mà "không có người ngoài"...
Chưa hết, theo tìm hiểu của Thương gia, BIM Group là tập đoàn tư nhân hiếm hoi của Việt Nam ít sử dụng đòn bẩy tài chính trong nước, nếu có thì các khoản vay cũng không lớn như các tập đoàn trong nước khác. Hầu hết các khoản vay của BIM là các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng nước ngoài.
Đầu tiên phải kể đến là lĩnh vực bất động sản. Khác với nhiều chủ đầu tư khác, thường chọn những thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM để phát triển, thì BIM Group lại chọn tỉnh Quảng Ninh là nơi để đặt nền móng cho nhiều dự án tầm cỡ, mang dấu ấn tên tuổi đầu tiên của mình.
Cụ thể như Khách sạn Halong Plaza - khách sạn cao cấp 4 sao đầu tiên tại Vịnh Hạ Long; Dự án Khu đô thị Halong Marina (hơn 248 ha), có vị trí chiến lược, nằm sát bên bờ Vịnh Hạ Long và phía sau là núi Hùng Thắng, với nhiều dự án thành phần, bao gồm: Grand Bay Halong (6,6 ha), Green Bay Village (10 ha), Royal Lotus Resort & Villas (4 ha), Little Vietnam (3,3 ha)…; Khu đô thị dịch vụ Hùng Thắng, thực hiện dự án đường bao biển Hùng Thắng.
Ngoài ra, Quảng Ninh còn đồng ý cho BIM Group nghiên cứu, đề xuất dự án đầu tư phát triển xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp rộng 2.000ha trên địa bàn thành phố.
Tại Hà Nội, BIM Group đăng ký thực hiện dự án bệnh viện dự án Bệnh viện Quốc tế Hà Đông, với tổng mức đầu tư là 4.061 tỷ đồng, trên nền 16,65ha tại phường Dương Nội. Tuy nhiên, dự án này đã bị "bỏ hoang" hơn 10 năm nay không được triển khai....
Tiếp đó, BIM Group tiếp tục tiến vào thị trường miền Nam khi nhiều dự án bất động sản đáng nể tại Phú Quốc như: Phu Quoc Marina (155ha), Park Hyatt Phu Quoc, Palm Garden Shop Villas Phu Quoc (7ha), InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort (9,2ha).
Tại Lào, BIM Group thông qua BIM Land xây dựng dự án tổ hợp khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại và văn phòng hạng A đầu tiên tại trung tâm thủ đô Viêng Chăn, mang tên Royal Square - Crowne Plaza Vientiane; khách sạn Holiday Inn và không gian làm việc Toong Samsenthai.
Mới đây nhất, BIM Group đã có đề xuất xây dựng sân golf tại vùng biên giới An Giang. Cụ thể, vào tháng 5/2023, UBND tỉnh An Giang vừa ban hành kết luận của Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình về ý tưởng dự kiến đầu tư dự án Khu đô thị sinh thái, dịch vụ du lịch, sân golf Tịnh Biên của BIM Group.
Ngoài lĩnh vực bất động sản, BIM Group nổi danh trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm khi là một trong những đơn vị sản xuất muối công nghiệp và nuôi trồng, sản xuất thủy hải sản lớn nhất Việt Nam. Diện tích nuôi trồng của tập đoàn trải rộng hàng nghìn ha, từ Bắc vào Nam như Quảng Ninh, Ninh Thuận và Kiên Giang.
Cụ thể, như tại Quảng Ninh có Khu nuôi tôm Minh Thành (2001) quy mô 251ha, sản lượng trung bình tới 2.000 tấn mỗi năm; Khu nuôi hàu Thái Bình Dương trên vịnh Bái Tử Long quy mô 1.000ha.
Tại Kiên Giang có Khu nuôi tôm Đồng Hoà (2004) có quy mô 1.234ha; Trung tâm phát triển nguồn giống đảo Phú Quốc (2005) có quy mô 42ha và Nhà máy chế biến thủy sản Tắc Cậu (2007); đều là những khu nuôi trồng và sản xuất thủy hải sản lớn.
Sản xuất muối là một mảng hoạt động quan trọng khác của BIM Group khi tập đoàn này còn sở hữu cánh đồng muối rộng 2.500ha tại Quán Thẻ (tỉnh Ninh Thuận) - một trong ba cánh đồng muối lớn nhất Đông Nam Á. Đến nay, khu kinh tế công nghiệp muối này đạt sản lượng trên 350.000 tấn muối mỗi năm. Nếu tính cả đồng muối Cà Ná và Tri Hải, doanh nghiệp đóng góp khoảng 60-70% sản lượng muối của Việt Nam.
Và ngay tại đây, BIM Group đã triển khai các dự án điện mặt trời và đặc biệt là xây dựng các cột điện gió công suất lớn. Cuối năm 2021, Nhà máy Điện gió BIM tại huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đi vào vận hành thương mại, đánh dấu cột mốc BIM Group hoàn thành chiến lược phát triển muối sạch kết hợp năng lượng sạch trên diện tích đất 2.500 ha với tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng.
Điều đáng nói, lĩnh vực nông nghiệp – thực phẩm của BIM Group mang đậm dấu ấn của bà Khổng Thị Hiền – phu nhân của ông Đoàn Quốc Việt. Ngoài nắm giữ vị trí chủ chốt là Phó Tổng của Tập đoàn, bà Hiền còn biết đến với vai trò là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xay xát và Chế biến Gạo BIM (chủ đầu tư dự án Nhà máy xay xát và chế biến gạo Hòn Đất).
BIM Group sở hữu cánh đồng muối rộng 2.500ha tại Quán Thẻ (tỉnh Ninh Thuận) - một trong ba cánh đồng muối lớn nhất Đông Nam Á
Trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, thông qua Công ty Cổ phần Life Style Việt Nam, BIM Group sở hữu chuỗi phòng tập Elite Fitness, kinh doanh độc quyền thương hiệu Zpizza. Thêm nữa, công ty này còn thông qua công ty con là Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Thiếu Nhi Mới sở hữu mô hình sân chơi Giáo – Trí mang thương hiệu "tiNiWorld".
Nguồn: Thương gia