Mi Lam
Thành viên nổi tiếng
Chị Nguyễn Thị Thắm có mẹ mua phải sữa giả khi mổ u ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Chị nói: "Nhà tôi cách Hà Nội 300km, nếu phải mang vỏ hộp sữa giả và hóa đơn đến viện mới lấy lại được tiền thì đúng là một đồng gà, ba đồng thóc".
Đầu tháng 4, mẹ chị Nguyễn Thị Thắm (Nghệ An) mổ u mỡ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Sau mổ, nhân viên y tế tư vấn cho bệnh nhân uống sữa Hofumil Gold Plus. Khi ra viện, mẹ chị Thắm mang theo hộp sữa về quê nhưng chưa uống hết. Ngày 13/4, chị Thắm phát hiện hộp sữa trên cũng nằm trong danh sách các sản phẩm trong đường dây sữa giả vừa bị phanh phui.
“Tiếc của, cả gia đình vừa buồn vừa bức xúc. Nhiều người quen hỏi chuyện mẹ dùng phải sữa giả, chúng tôi ức phát khóc”, chị Thắm chia sẻ.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã chỉ đạo các bộ phận liên hệ với người bệnh đã được tư vấn sử dụng sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus để khuyến cáo dừng sử dụng, yêu cầu đơn vị cung ứng hoàn trả số tiền đã mua sản phẩm để bảo vệ quyền lợi người bệnh.
Đầu tháng 4, mẹ chị Nguyễn Thị Thắm (Nghệ An) mổ u mỡ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Sau mổ, nhân viên y tế tư vấn cho bệnh nhân uống sữa Hofumil Gold Plus. Khi ra viện, mẹ chị Thắm mang theo hộp sữa về quê nhưng chưa uống hết. Ngày 13/4, chị Thắm phát hiện hộp sữa trên cũng nằm trong danh sách các sản phẩm trong đường dây sữa giả vừa bị phanh phui.
“Tiếc của, cả gia đình vừa buồn vừa bức xúc. Nhiều người quen hỏi chuyện mẹ dùng phải sữa giả, chúng tôi ức phát khóc”, chị Thắm chia sẻ.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã chỉ đạo các bộ phận liên hệ với người bệnh đã được tư vấn sử dụng sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus để khuyến cáo dừng sử dụng, yêu cầu đơn vị cung ứng hoàn trả số tiền đã mua sản phẩm để bảo vệ quyền lợi người bệnh.


Theo đó, người bệnh có thể nhận lại tiền bằng cách mang vỏ hộp sữa, hóa đơn đến. Tuy nhiên, cách đền bù này không phù hợp với thực tế rất nhiều bệnh nhân sau khi điều trị đã trở về địa phương.
“Nhà tôi cách Hà Nội 300km, nếu mang vỏ hộp sữa ra để lấy lại tiền thì đúng là một đồng gà, ba đồng thóc", chị Thắm bày tỏ.
Còn chị N.T.O (TP Bắc Kạn) vẫn giữ hóa đơn mua sữa giả từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn trong nhiều ngày qua. Tuy nhiên, sau 4 ngày phản ánh, chị O. vẫn chưa nhận được phản hồi của bệnh viện.
Khi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn phát ra thông báo về sữa giả, chị Nguyễn Thị Tuyến (TP Bắc Kạn) đã phản ánh về việc người thân vào cấp cứu, được bác sĩ tư vấn dùng sữa Cilonmum yêu cầu xuống nhà thuốc bệnh viện mua.
“Bà tôi dùng sữa bằng đường xông và hết một hộp. Khi bà mất, gia đình mới phát hiện đó là sữa giả. Tôi không cần nhận lại tiền, tôi cần có người chịu trách nhiệm với bệnh nhân”, chị Tuyến nói.
Đến nay, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã thông tin về việc tư vấn sản phẩm do các công ty trong đường dây sữa giả sản xuất, phân phối. Theo đó, các loại sữa được đưa vào sử dụng sau quá trình đấu thầu đều đúng quy định.
Bệnh viện không có chức năng kiểm nghiệm hàng hóa
Về vấn đề sữa giả vào bệnh viện, ông Đào Xuân Cơ, giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - Chủ tịch Câu lạc bộ các giám đốc bệnh viện khu vực phía Bắc, cho rằng bệnh viện không có chức năng kiểm nghiệm hàng hóa. Các cơ quan chức năng cần kiểm tra chất lượng hàng hóa, từ khâu nhập khẩu, sản xuất đến lưu hành để khi hàng hóa đến bệnh viện, bác sĩ và bệnh nhân được yên tâm sử dụng.
Hiện nay, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh sử dụng sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng… phải kiểm tra, rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu, bán các sản phẩm sữa (đặc biệt các sản phẩm sữa giả đã được cơ quan điều tra, phát hiện), thực phẩm chức năng…
Bộ cũng yêu cầu các bệnh viện giám sát việc thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm không phải là thuốc.
Nguồn: Vietnamnet