Màu của em
Thành viên nổi tiếng
Người dân hỏi:

Mẹ tôi hiện 57 tuổi, đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc được 5 năm 7 tháng, với mức lương bình quân đóng là 3.641.233 đồng/tháng.
Mẹ tôi dự định sẽ tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện thêm 9 năm 5 tháng nữa, với mức đóng 4 triệu đồng/tháng, để đủ 15 năm tham gia BHXH.
Chúng tôi muốn hỏi: Nếu mẹ tôi đóng đủ 15 năm (bao gồm cả BHXH bắt buộc và tự nguyện) theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, thì khi nghỉ hưu, mẹ tôi có được hưởng mức lương hưu tối thiểu bằng mức lương cơ sở (mức tham chiếu) không?
Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:Luật BHXH số 41/2024/QH15 của Quốc hội có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, trong đó:Tại Điều 98 quy định: "Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên".Tại khoản 11 Điều 141 quy định: "Đối tượng quy định tại điểm a, b, c, d, đ, g, i khoản 1 Điều 2 của Luật này đã tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên thì mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức tham chiếu".
Theo thông tin bà cung cấp, mẹ của bà đã đóng BHXH bắt buộc được 5 năm 7 tháng, muốn đóng BHXH tự nguyện thêm 9 năm 5 tháng cho tròn 15 năm để nghỉ hưu từ ngày 1/7/2025 và khi tính lương hưu có mức lương hưu hằng tháng là 1.739.906 đồng, thấp hơn mức tham chiếu (nay là mức lương cơ sở); đối chiếu với quy định nêu trên thì mẹ của bà không được hưởng mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức tham chiếu, do mẹ của bà chưa có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại khoản 11 Điều 141 Luật BHXH số 41/2024/QH15.
Tóm lại, người lao động nói trên vẫn được nghỉ hưu và hưởng lương hưu, nhưng do chưa có đủ 20 năm BHXH bắt buộc, nên mức lương hưu sẽ được tính đúng theo tỷ lệ, không được "bảo đảm" bằng mức tối thiểu. Lương hưu thực nhận sẽ chỉ khoảng 1,74 triệu đồng/tháng (theo cách tính hiện tại).