Gần 150 bộ hài cốt ở ngõ 167 phố Tây Sơn có phải của người dân 50-70 năm về trước?

vnrcraw7
Cao Tùng
Phản hồi: 0

Cao Tùng

Thành viên nổi tiếng
Bối cảnh: Trong quá trình thực hiện dự án cải tạo hạ tầng, bổ sung hệ thống thoát nước và cải tạo mặt đường tại ngõ 167 phố Tây Sơn (phường Quang Trung, quận Đống Đa, TP.Hà Nội) - nằm đối diện với di tích lịch sử Gò Đống Đa - đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt được chôn cất trong từng tiểu quách riêng biệt, nằm sâu dưới đất khoảng 1 mét. Sau đó, VOV cho biết tổng số bộ hài cốt thu thập được là hơn 200.

1732440288495.png
.

Các tiểu quách bên trong chứa hài cốt nằm sát nhau, xếp thẳng hàng.
1732440409718.png

Bà Hứa Thị Xuân Liên, Chủ tịch UBND phường Quang Trung, được báo Dân trí trích dẫn: "Theo nhận định ban đầu, khu vực này trước đây là nghĩa trang nên mới có nhiều tiểu như vậy". Qua tìm hiểu thông tin người dân xung quanh, xác định đây là tiểu cốt của những người dân bình thường, khoảng 50-70 năm về trước. Trước đó, khi xây dựng một tòa nhà văn phòng trong ngõ 167 Tây Sơn cũng đã di dời nhiều bộ hài cốt trong quá trình đào móng.
Người dân sống quanh khu vực ngõ 167 phố Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, việc đào móng xây nhà, hay sửa chữa cống nước gặp tiểu sành là chuyện rất bình thường.
Dự kiến, các bộ hài cốt tìm thấy sẽ được an táng tại Nghĩa trang Yên Kỳ, xã Phú Sơn, huyện Ba Vì.
Trong khi đó, báo Dân trí đã tìm đến nhà sử học Dương Trung Quốc và nhận định của ông Dương Trung Quốc khá bất ngờ.
Hài cốt đã qua cải táng trong 150 tiểu sành tìm thấy ở đường Tây Sơn tiêu đến mức không nhìn thấy hình hài chứng tỏ đã được chôn cất từ rất lâu. Hình thức cho thấy đây không phải cách chôn từng tiểu một mà chôn theo tập thể, cùng một lúc. Người chôn sắp xếp các tiểu san sát nhau để tiết kiệm diện tích. Cách sắp xếp cũng cho thấy người chôn làm rất cẩn thận. Vì vậy, đây không thể là nấm mồ chung hay bãi chiến trường. Độ phân hủy của hài cốt phụ thuộc vào điều kiện môi trường đất. Ở mức độ tiêu hao gần như không còn nhiều như thế thì có thể nghĩ đến một khoảng thời gian rất xa trước đây. Ông nghĩ đến giả thuyết số hài cốt có liên quan đến nghĩa sĩ Tây Sơn, khoảng cuối thế kỷ thứ 18. "Phải chăng người dân ở khu vực này trước đây có cơ hội thu xếp thi thể của các nghĩa sĩ Tây Sơn. Để tránh sự dòm ngó của chính quyền nhà Nguyễn (triều đại đối nghịch), họ đã quy tập các hài cốt rồi đào sâu chôn chặt và không công khai? Với khoảng thời gian hơn 200 năm cộng với yếu tố về vùng đất, hài cốt đã tiêu gần hết?"
Trong số các thông tin nó trên, tôi thấy giả định của ông Dương Trung Quốc hợp lý hơn là nhận định đây là hài cốt của người dân thường cách đât 50-70 năm trở về trước. Với cách an táng các tiểu quách sát nhau như vậy, khó có thể nói đây là nghĩa trang, mà là môt sự quy tập quy mô lớn. Tuy nhiên, đây có phải là của các nghĩa sĩ Tây Sơn không thì tốt nhất nên dựa vào khoa học kỹ thuật kết luận. Việc gám định niên đại bộ xương hoàn toàn có thể được. Hy vọng thông tin này sẽ sớm được làm sáng tỏ.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top