Ngô Xuân Thành
Thành viên nổi tiếng
Người dân địa phương có câu đối:
Cô gái Lạc Quần đi chợ Quần Lạc
Bán lạc mua quần lại trở về Lạc Quần
Cô gái Quần Lạc đi chợ Lạc Quần
Bán quần mua lạc lại trở về Quần Lạc
Sau rồi để nói cho ngắn gọn thì thế này: Người Quần Lạc đi chợ Lạc Quần, bán lạc mua quần trở về Quần Lạc.
Lạc Quần là một địa danh thuộc huyện ven biển Xuân Trường của tỉnh Nam Định. Người dân địa phương thường giải thích Lạc Quần ở đây chẳng liên quan gì đến chuyện chiếc quần bị thất lạc cả. Nghĩa đúng của Lạc Quần sung sướng, an vui vì Lạc có nghĩa là lạc quan, an nhàn; Quần có nghĩa là quây quần,sum họp; LẠC QUẦN là nơi có nhiều an vui, sung sướng là vậy.
Còn trong dân gian có một số điển tích về Lạc Quần:
+ Tích thứ nhất: Ngày xưa có quan lớn trên Tỉnh về Phủ Xuân Trường nhận chức, đi qua đò nơi đây, đò thời đó rất thô sơ và đường đất nhiều nên mọi người lên làm trên đò rất bẩn, quan sợ bùn đất trên đò là bẩn quần nên đã cởi quần ra vắt lên thành đò. Ra giữa sông bỗng có cơn gió lạ thổi rơi quần quan, quân lính xuống mò tìm nhưng quần quan vẫn bặt vô âm tín. Bực mình, vừa nhận chức xong quan hạ lệnh đặt tên bến đò đó là Đò Lạc Quần, sau thành Phà Lạc Quần và Cầu Phao Lạc Quần. Ngày nay xây cầu thành Cầu Lạc Quần. (St theo cuốn sách Xuân Trường Phủ).
Ông quan này còn cho xử trảm rất nhiều người trong Phủ ở cánh đồng. Khu cánh đồng chém đầu ấy bây giờ có công ty may Sông Hồng đang làm đấy. Hồi động thổ bốc nhiều hài cốt lắm (Đình Văn st).
+ Tích thứ hai về cái tên Lạc Quần: Các cụ nhà ta ngày xưa mặc váy một ống, trong không mặc sịp ngồi ở bến sông lúc bấy giờ, một tên quan Pháp đi khảo sát để đặt tên địa danh chợ nhìn thấy cụ nhà ta để hở cái ... của nợ, tên Pháp mới chỉ và hỏi phiên dịch của ta, " cai gi kia vay " anh phiên dịch phản ứng nhanh trả lời cái của cụ bà nó là "lạc" tên pháp lại hỏi tiếp thế còn bên ngoài cái lạc của cụ là gì nữa anh phiên dịch lại trả lời là "quần" thế là tên quan Páp khoái chí cười viết vào sổ tên địa danh nơi ấy là "lạc quần" lưu truyền cho đến ngày nay. (Đức Minh)
+ Tích thứ 3: Ngày xưa chưa có cầu phải đi đò một hôm có một đôi trai gái lạ về đến bến thì trời tối không còn đò gọi mãi không được, đành trải áo mưa ngủ qua đêm, sáng sớm hôm sau bà con đi làm chuyện trò rôm rả đồng áng làm đôi trai gái tỉnh giấc mắt nhắm mắt mở vớ vội quần mặc vào đến lúc mọi người tới cười rũ rượi mới biết mặc lộn quần, từ đó chuyện đôi trai gái lạ kia được bàn tán suốt cả thời gian dài và tên bến đò đc sinh ra từ đó gọi lái thành Lạc Quần và về sau khi có cây cầu tên biển đc đặt ngay trên cầu. (Trần Cường st).
+ Tích thứ 4: Cách đây khoảng hơn 600 năm có 13 dòng họ từ miền trung và các nơi đến khai khẩn bãi bồi lập lên phủ Xuân Trường và làng Kiên Lao cổng làng Kiên Lao ở đó tới giờ thời đó là bến đò Trà Thượng buôn bán tấp nập nên xuất hiện tụ điểm ằn chơi thác loạn.
Chánh tổng phủ Xuân Trường cho lính đi bắt trời tối dân chơi vơ quần chạy khi phát hiện không phải quần mình ai cũng kêu lạc quần rồi từ lúc đó mới có tên đò Lạc Quần sau là cầu phao Lạc Quần bây giờ cầu bê tông nhưng vẫn gọi là cầu Lạc Quần.
Cô gái Lạc Quần đi chợ Quần Lạc
Bán lạc mua quần lại trở về Lạc Quần
Cô gái Quần Lạc đi chợ Lạc Quần
Bán quần mua lạc lại trở về Quần Lạc
Sau rồi để nói cho ngắn gọn thì thế này: Người Quần Lạc đi chợ Lạc Quần, bán lạc mua quần trở về Quần Lạc.
Lạc Quần là một địa danh thuộc huyện ven biển Xuân Trường của tỉnh Nam Định. Người dân địa phương thường giải thích Lạc Quần ở đây chẳng liên quan gì đến chuyện chiếc quần bị thất lạc cả. Nghĩa đúng của Lạc Quần sung sướng, an vui vì Lạc có nghĩa là lạc quan, an nhàn; Quần có nghĩa là quây quần,sum họp; LẠC QUẦN là nơi có nhiều an vui, sung sướng là vậy.
Còn trong dân gian có một số điển tích về Lạc Quần:
+ Tích thứ nhất: Ngày xưa có quan lớn trên Tỉnh về Phủ Xuân Trường nhận chức, đi qua đò nơi đây, đò thời đó rất thô sơ và đường đất nhiều nên mọi người lên làm trên đò rất bẩn, quan sợ bùn đất trên đò là bẩn quần nên đã cởi quần ra vắt lên thành đò. Ra giữa sông bỗng có cơn gió lạ thổi rơi quần quan, quân lính xuống mò tìm nhưng quần quan vẫn bặt vô âm tín. Bực mình, vừa nhận chức xong quan hạ lệnh đặt tên bến đò đó là Đò Lạc Quần, sau thành Phà Lạc Quần và Cầu Phao Lạc Quần. Ngày nay xây cầu thành Cầu Lạc Quần. (St theo cuốn sách Xuân Trường Phủ).
Ông quan này còn cho xử trảm rất nhiều người trong Phủ ở cánh đồng. Khu cánh đồng chém đầu ấy bây giờ có công ty may Sông Hồng đang làm đấy. Hồi động thổ bốc nhiều hài cốt lắm (Đình Văn st).
+ Tích thứ hai về cái tên Lạc Quần: Các cụ nhà ta ngày xưa mặc váy một ống, trong không mặc sịp ngồi ở bến sông lúc bấy giờ, một tên quan Pháp đi khảo sát để đặt tên địa danh chợ nhìn thấy cụ nhà ta để hở cái ... của nợ, tên Pháp mới chỉ và hỏi phiên dịch của ta, " cai gi kia vay " anh phiên dịch phản ứng nhanh trả lời cái của cụ bà nó là "lạc" tên pháp lại hỏi tiếp thế còn bên ngoài cái lạc của cụ là gì nữa anh phiên dịch lại trả lời là "quần" thế là tên quan Páp khoái chí cười viết vào sổ tên địa danh nơi ấy là "lạc quần" lưu truyền cho đến ngày nay. (Đức Minh)
+ Tích thứ 3: Ngày xưa chưa có cầu phải đi đò một hôm có một đôi trai gái lạ về đến bến thì trời tối không còn đò gọi mãi không được, đành trải áo mưa ngủ qua đêm, sáng sớm hôm sau bà con đi làm chuyện trò rôm rả đồng áng làm đôi trai gái tỉnh giấc mắt nhắm mắt mở vớ vội quần mặc vào đến lúc mọi người tới cười rũ rượi mới biết mặc lộn quần, từ đó chuyện đôi trai gái lạ kia được bàn tán suốt cả thời gian dài và tên bến đò đc sinh ra từ đó gọi lái thành Lạc Quần và về sau khi có cây cầu tên biển đc đặt ngay trên cầu. (Trần Cường st).
+ Tích thứ 4: Cách đây khoảng hơn 600 năm có 13 dòng họ từ miền trung và các nơi đến khai khẩn bãi bồi lập lên phủ Xuân Trường và làng Kiên Lao cổng làng Kiên Lao ở đó tới giờ thời đó là bến đò Trà Thượng buôn bán tấp nập nên xuất hiện tụ điểm ằn chơi thác loạn.
Chánh tổng phủ Xuân Trường cho lính đi bắt trời tối dân chơi vơ quần chạy khi phát hiện không phải quần mình ai cũng kêu lạc quần rồi từ lúc đó mới có tên đò Lạc Quần sau là cầu phao Lạc Quần bây giờ cầu bê tông nhưng vẫn gọi là cầu Lạc Quần.