Từ hàng trăm bộ hài cốt có niên đại trên 2.000 năm và nhiều hiện vật, các nhà khoa học đã tìm ra dấu tích của ngôi làng Việt cổ. Nơi đây từng có thời gian bị những kẻ trộm mộ phá tan hoang.
Hơn 300 mộ táng tiền Đông Sơn (Phùng Nguyên muộn, Đồng Đậu sớm - khoảng 4.000 năm trước) và Đông Sơn (khoảng 2.000 năm trước) đã được đoàn khai quật đến từ Viện Khảo cổ học; Bảo tàng Hà Nội; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, phát hiện tại di chỉ Vườn Chuối, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Khu khai quật rộng khoảng 6.000m2 nằm trong phạm vi thực hiện dự án tuyến đường Vành đai 3,5 (từ Đại lộ Thăng Long đến quốc lộ 32). Các nhà khoa học đã chia mặt bằng thành từng ô, đánh số để thuận tiện cho công việc thu thập các hiện vật, lưu trữ thông tin.
Đợt khai quật bắt đầu từ tháng 3. Các nhân công địa phương được thuê để thực hiện công tác khai mở mặt bằng đãi tìm hiện vật... Mọi hoạt động được hướng dẫn tỉ mỉ bởi các nhà khảo cổ và thực hiện theo đúng nguyên tắc khảo cổ học.
Các bộ hài cốt và hiện vật tìm thấy cung cấp thêm nhiều tư liệu quý báu trong nghiên cứu về thời đại Kim khí ở miền Bắc Việt Nam. Hiện tại, các bộ hài cốt được phủ bạt, canh giữ cẩn thận trước khi các nhà khoa học triển khai giai đoạn nghiên cứu tiếp theo.
Cuộc khai quật Vườn Chuối lần này đã phát hiện mặt bằng cư trú thời tiền Đông Sơn. Di tích nằm ở vị trí cao nhất của gò Vườn Chuối, cấu trúc hình lòng chảo với rìa ngoài cao hơn bên trong khoảng 0,5m.
Đứng tại vị trí xuất lộ các hố cột và mẫu gỗ, GS.TS Lâm Mỹ Dung, Đại học Khoa học Xã hội Nhân Văn chia sẻ, dựa vào những dấu tích vật chất của công trình kiến trúc liên quan đến nhà, bước đầu nhận diện khả năng người Đông Sơn cư trú trong các ngôi nhà dài giống nhà của một số tộc người ở Trường Sơn - Tây Nguyên, vẫn còn sử dụng cho đến gần đây.
Nếu như trước đây các nhà khoa học chỉ phát hiện mộ Đông Sơn chôn riêng lẻ trong nơi cư trú thì tại di chỉ Vườn Chuối, họ phát hiện ra khu nghĩa địa riêng. Các bộ hài cốt chôn chồng chéo với mật độ khá dày.
PGS.TS Nguyễn Lân Cường, Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết, các bộ xương được bảo tồn tương đối tốt giúp tìm hiểu về sự tiếp nối cũng như sự thay đổi trong cách thức mai táng người chết của người xưa. Dữ liệu về xương người tại khu mộ cổ này có thể thành lập phả hệ gen của người cổ để so sánh với người hiện đại, qua đó biết được nguồn gốc của chúng ta.
Trong hình là những bộ di cốt có hiện trạng khá tốt. PGS.TS Nguyễn Lân Cường nhận định, đây là hài cốt của người trưởng thành và trẻ em.
Các ngôi mộ giai đoạn Phùng Nguyên muộn - Đồng Đậu sớm thường có đồ gốm tùy táng kèm theo. Điều này mang hàm ý về sự chia của đối với những người đã khuất. Các đồ gốm được đặt ở dưới chân người chết. Có mộ còn tìm thấy cả đầu lợn ở phía chân bởi phát hiện hàm lợn còn sót lại.
Nhiều hài cốt tìm thấy ở khu mộ có niên đại kéo dài từ giai đoạn Phùng Nguyên muộn - Đồng Đậu sớm đến giai đoạn muộn của văn hóa Đông Sơn có tục đeo vòng ở khủyu tay cho người chết. Mộ được chôn theo nguyên tắc "đầu cao, chân thấp".
Di cốt thời kỳ tiền Đông Sơn có tục nhổ răng cửa.
PGS.TS Nguyễn Lân Cường giới thiệu về một bộ hài cốt thuộc thời kỳ văn hóa Đồng Đậu. Trong mộ tìm thấy một viên đá ở phần cổ họng, ông nhận định người chết có thể đã được ngậm viên đá quý này khi đem chôn, sau đó viên đá dần tụt xuống phía họng.
Ở các mộ phần khác thời kỳ Đông Sơn, ngoài đồ gốm, các nhà khoa học tìm thấy nhiều đồ đồng như rìu, dao, đồ trang sức. Di cốt của giai đoạn này đã bị mủn khá nhiều.
PGS.TS Lâm Mỹ Dung nhận định có thể do người Việt thuộc giai đoạn Đông Sơn có sự khác biệt chế độ dinh dưỡng, ít vận động hơn người Việt giai đoạn trước đó nên xương dễ bị phân hủy.
Qua 10 tháng khai quật, các nhà khảo cổ tìm thấy rất nhiều hiện vật quý: Đồ trang sức bằng gốm, đồ trang sức đồng, vũ khí, công cụ lao động, cúc áo… Điều này cho thấy Vườn Chuối là di chỉ cư trú - mộ táng phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn từ tiền Đông Sơn đến Đông Sơn.
Là khu vực tập hợp nhiều ngôi mộ cổ nên từ lâu, Vườn Chuối đã trở thành địa điểm bị những tên trộm mộ và sưu tầm cổ vật nhòm ngó.
Nạn trộm mộ tại Vườn Chuối diễn ra rầm rộ từ năm 2010 đến năm 2020. Những kẻ trộm mộ nhiều lần lén lút dùng máy dò kim loại để truy lùng vết tích các ngôi mộ và đào bới lấy các đồ tùy táng trong mộ. Trong hình là vết tích các hố đào trộm bên cạnh các bộ hài cốt còn sót lại.
Nguồn: Dân Trí
Hơn 300 mộ táng tiền Đông Sơn (Phùng Nguyên muộn, Đồng Đậu sớm - khoảng 4.000 năm trước) và Đông Sơn (khoảng 2.000 năm trước) đã được đoàn khai quật đến từ Viện Khảo cổ học; Bảo tàng Hà Nội; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, phát hiện tại di chỉ Vườn Chuối, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Khu khai quật rộng khoảng 6.000m2 nằm trong phạm vi thực hiện dự án tuyến đường Vành đai 3,5 (từ Đại lộ Thăng Long đến quốc lộ 32). Các nhà khoa học đã chia mặt bằng thành từng ô, đánh số để thuận tiện cho công việc thu thập các hiện vật, lưu trữ thông tin.
Đợt khai quật bắt đầu từ tháng 3. Các nhân công địa phương được thuê để thực hiện công tác khai mở mặt bằng đãi tìm hiện vật... Mọi hoạt động được hướng dẫn tỉ mỉ bởi các nhà khảo cổ và thực hiện theo đúng nguyên tắc khảo cổ học.
Các bộ hài cốt và hiện vật tìm thấy cung cấp thêm nhiều tư liệu quý báu trong nghiên cứu về thời đại Kim khí ở miền Bắc Việt Nam. Hiện tại, các bộ hài cốt được phủ bạt, canh giữ cẩn thận trước khi các nhà khoa học triển khai giai đoạn nghiên cứu tiếp theo.
Cuộc khai quật Vườn Chuối lần này đã phát hiện mặt bằng cư trú thời tiền Đông Sơn. Di tích nằm ở vị trí cao nhất của gò Vườn Chuối, cấu trúc hình lòng chảo với rìa ngoài cao hơn bên trong khoảng 0,5m.
Đứng tại vị trí xuất lộ các hố cột và mẫu gỗ, GS.TS Lâm Mỹ Dung, Đại học Khoa học Xã hội Nhân Văn chia sẻ, dựa vào những dấu tích vật chất của công trình kiến trúc liên quan đến nhà, bước đầu nhận diện khả năng người Đông Sơn cư trú trong các ngôi nhà dài giống nhà của một số tộc người ở Trường Sơn - Tây Nguyên, vẫn còn sử dụng cho đến gần đây.
Nếu như trước đây các nhà khoa học chỉ phát hiện mộ Đông Sơn chôn riêng lẻ trong nơi cư trú thì tại di chỉ Vườn Chuối, họ phát hiện ra khu nghĩa địa riêng. Các bộ hài cốt chôn chồng chéo với mật độ khá dày.
PGS.TS Nguyễn Lân Cường, Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết, các bộ xương được bảo tồn tương đối tốt giúp tìm hiểu về sự tiếp nối cũng như sự thay đổi trong cách thức mai táng người chết của người xưa. Dữ liệu về xương người tại khu mộ cổ này có thể thành lập phả hệ gen của người cổ để so sánh với người hiện đại, qua đó biết được nguồn gốc của chúng ta.
Trong hình là những bộ di cốt có hiện trạng khá tốt. PGS.TS Nguyễn Lân Cường nhận định, đây là hài cốt của người trưởng thành và trẻ em.
Các ngôi mộ giai đoạn Phùng Nguyên muộn - Đồng Đậu sớm thường có đồ gốm tùy táng kèm theo. Điều này mang hàm ý về sự chia của đối với những người đã khuất. Các đồ gốm được đặt ở dưới chân người chết. Có mộ còn tìm thấy cả đầu lợn ở phía chân bởi phát hiện hàm lợn còn sót lại.
Nhiều hài cốt tìm thấy ở khu mộ có niên đại kéo dài từ giai đoạn Phùng Nguyên muộn - Đồng Đậu sớm đến giai đoạn muộn của văn hóa Đông Sơn có tục đeo vòng ở khủyu tay cho người chết. Mộ được chôn theo nguyên tắc "đầu cao, chân thấp".
PGS.TS Nguyễn Lân Cường giới thiệu về một bộ hài cốt thuộc thời kỳ văn hóa Đồng Đậu. Trong mộ tìm thấy một viên đá ở phần cổ họng, ông nhận định người chết có thể đã được ngậm viên đá quý này khi đem chôn, sau đó viên đá dần tụt xuống phía họng.
Ở các mộ phần khác thời kỳ Đông Sơn, ngoài đồ gốm, các nhà khoa học tìm thấy nhiều đồ đồng như rìu, dao, đồ trang sức. Di cốt của giai đoạn này đã bị mủn khá nhiều.
PGS.TS Lâm Mỹ Dung nhận định có thể do người Việt thuộc giai đoạn Đông Sơn có sự khác biệt chế độ dinh dưỡng, ít vận động hơn người Việt giai đoạn trước đó nên xương dễ bị phân hủy.
Qua 10 tháng khai quật, các nhà khảo cổ tìm thấy rất nhiều hiện vật quý: Đồ trang sức bằng gốm, đồ trang sức đồng, vũ khí, công cụ lao động, cúc áo… Điều này cho thấy Vườn Chuối là di chỉ cư trú - mộ táng phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn từ tiền Đông Sơn đến Đông Sơn.
Là khu vực tập hợp nhiều ngôi mộ cổ nên từ lâu, Vườn Chuối đã trở thành địa điểm bị những tên trộm mộ và sưu tầm cổ vật nhòm ngó.
Nạn trộm mộ tại Vườn Chuối diễn ra rầm rộ từ năm 2010 đến năm 2020. Những kẻ trộm mộ nhiều lần lén lút dùng máy dò kim loại để truy lùng vết tích các ngôi mộ và đào bới lấy các đồ tùy táng trong mộ. Trong hình là vết tích các hố đào trộm bên cạnh các bộ hài cốt còn sót lại.
Nguồn: Dân Trí