Hai tỉnh, ba tỉnh nhập lại thành một, đặt tên như thế nào cho thỏa lòng?

ngadc.96
Ngô Xuân Thành
Phản hồi: 8

Ngô Xuân Thành

Thành viên nổi tiếng
Hôm qua, Tổng bí thư Tô Lâm đã thông tin một thông tin rất quan trọng: Cả nước sẽ dự kiến còn 34 tỉnh, thành, khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã. Thực sự là một cuộc cách mạng tinh giản!
1743217335616.png

Tôi cũng như bất kỳ người dân nào cũng đều đồng tình với việc tinh gọn bộ máy này. Còn quá nhiều việc bề bộn cần giải quyết. Với tư cách một người dân, tôi xin góp ý về đặt tên tỉnh thành mới. Nhiều người, trong số đó phần nhiều người trẻ, có ý kiến cho rằng chọn tên nào cũng tốt, quan trọng là phát triển, và ở đâu cũng là quê hương cả. Nói như thế có phần đúng, nhưng yếu tố lịch sử, văn hóa nhất định không nên bỏ qua! Không có lịch sử, không có văn hóa làm sao có chúng ta ngày nay, đúng không các bác?
Vậy làm thế nào để tên tỉnh mới bảo đảm hài hòa tất cả các yếu tố? Tôi xin được góp ý về việc đặt tên tỉnh mới sau khi sáp nhập như sau: Tên tỉnh không chỉ là một cái tên trên giấy mà còn là niềm tự hào, là một phần gắn bó sâu sắc với cuộc sống và ký ức của mỗi người dân. Tôi mong muốn tên tỉnh mới phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ đọc, vừa thể hiện được bản sắc văn hóa, lịch sử của quê hương, vừa mang tầm nhìn hướng tới tương lai để thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập.
Theo tôi, tùy từng trường hợp mà xem xét nên giữ lại tên của một tỉnh cũ đã quen thuộc và mang nhiều ý nghĩa truyền thống, vì điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí thay đổi giấy tờ mà còn giữ được sự thân thương, gần gũi với nhiều người dân. Nếu sáp nhập nhiều nơi có giá trị văn hóa tương đương, tôi nghĩ có thể ghép tên sao cho hài hòa, dễ nghe, hoặc chọn một tên mới thể hiện sự đoàn kết, nhưng tuyệt đối không nên ghép một cách máy móc khiến tên trở nên dài dòng, khó dùng.
Tên tỉnh mới, theo tôi, nên là sự kết hợp giữa giá trị của quá khứ và khát vọng vươn lên, vừa giữ được hồn cốt quê hương, vừa truyền cảm hứng cho thế hệ sau. Tôi hy vọng lãnh đạo sẽ cân nhắc kỹ, lắng nghe ý kiến từ các nhà sử học, chuyên gia và cả những người dân để chọn được một cái tên thật ý nghĩa, bền vững cả trăm năm và đi vào lòng người.
Không biết các bác khác có ý kiến thế nào?
 
Đặt tên cho tỉnh mới sau khi sáp nhập 2 -3 tỉnh là rất khó , nếu yêu cấu lưu tồn truyền thống văn hóa quá khứ và phát triển tương lai . Các tỉnh cận kề trước đây đã từng sáp nhập, sau đó tách ra và bây giờ nhập lại cóa thể lấy lại tên cũ . Ví dụ : Hà Sơn Bình , Hoàng Liên Sơn, Nghĩa Bình. Phú Khánh, Hà Nam Ninh ..
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top