Ánh Bình Minh
Thành viên nổi tiếng
Hãng tin Mỹ cho biết tình trạng đào ngũ hàng loạt đang làm suy yếu lực lượng và phá vỡ các kế hoạch chiến đấu của Ukraine.
Hãng tin AP dẫn lời 2 binh lính đã đào ngũ, cũng như các luật sư và quan chức giấu tên ngày 29/11 cho biết, tình trạng đào ngũ hàng loạt đang "làm kiệt quệ" quân đội Ukraine và "làm tê liệt" các kế hoạch chiến đấu của Kiev, khi hàng chục nghìn người đã rời bỏ lực lượng.
"Chúng tôi đã vắt kiệt sức lực lượng của mình", một sĩ quan của Lữ đoàn 72 nói với hãng tin Mỹ, giải thích lý do vấn đề đào ngũ trở nên nghiêm trọng như vậy.
Văn phòng Tổng công tố Ukraine đã liệt kê hơn 100.000 binh lính bị buộc tội đào ngũ, gần một nửa trong số họ đã rời bỏ lực lượng từ đầu năm tới nay. Tuy nhiên, theo AP, con số thực tế có thể cao hơn đáng kể.
Một nghị sĩ nói với AP rằng con số này có thể lên tới 200.000 người. Thậm chí trong một số trường hợp, toàn bộ đơn vị đã bỏ chạy khỏi vị trí tiền tuyến.
"Nếu không có thời hạn kết thúc cho nghĩa vụ quân sự, nó sẽ trở thành nhà tù, về mặt tâm lý, sẽ rất khó để tìm ra lý do để bảo vệ đất nước này", một trong những người đào ngũ cho biết.
Trước đó, báo Economist (Anh) đưa tin ngày càng nhiều binh lính Ukraine rời bỏ vị trí chiến đấu của họ mà không được phép, với một số ước tính cho thấy số lượng quân đào ngũ lên tới gần 20%.
Theo nguồn tin của Economist, Ukraine đang gặp khó khăn để bù đắp những tổn thất trên chiến trường. Kế hoạch gọi nhập ngũ bắt buộc dường như mới đạt được 2/3 mục tiêu đề ra.
Đầu năm nay, Kiev đã thông qua một cuộc cải cách toàn diện về nghĩa vụ quân sự, với hy vọng sẽ thúc đẩy tỷ lệ nhập ngũ bắt buộc.
Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ hôm 27/11 nói rằng Ukraine nên cân nhắc hạ độ tuổi tuyển quân từ 25 xuống 18, nhấn mạnh Kiev phải tăng cường lực lượng chiến đấu trong cuộc xung đột đã kéo dài hơn 1.000 ngày với Nga.
Phó Thủ tướng Ukraine phụ trách Hội nhập Châu Âu kiêm Bộ trưởng Tư pháp Olga Stefanishyna tuyên bố rằng Kiev không cần phải hạ độ tuổi huy động tân binh. Bà nhấn mạnh rằng Mỹ nên tập trung vào việc gửi thêm vũ khí cho lực lượng Ukraine, thay vì thúc giục Kiev hạ mức tuổi trên.
Mặt khác, trợ lý Tổng thống Ukraine, ông Dmytro Lytvyn cho biết việc thúc giục Ukraine hạ độ tuổi nghĩa vụ quân sự là vô nghĩa trong khi nước này thiếu vũ khí để trang bị cho tân binh do sự chậm trễ của phương Tây trong việc viện trợ.
Ukraine thực thi và gia hạn lệnh tổng động viên nhiều lần kể từ tháng 2/2022, khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng. Vào tháng 5, Ukraine đã thông qua luật hạ tuổi huy động từ 27 xuống 25, mở đường để gọi nhập ngũ thêm hàng trăm nghìn người vào quân đội để đối phó Nga.
Nếu Ukraine tiếp tục hạ tuổi tuyển quân, động thái này có thể gây ra căng thẳng về mặt chính trị trong nội bộ nước này.
Trong một cuộc khảo sát gần đây, phần lớn người Ukraine được hỏi đã ủng hộ phương án đàm phán với Nga ngay lập tức để hướng tới mục tiêu khép lại chiến sự, đánh dấu lần đầu tiên con số này vượt trên 50% trong 3 năm qua. Đây là dấu hiệu cho thấy người dân Ukraine dường như đã quá mệt mỏi vì cuộc chiến hao người tốn của kéo dài.
Theo trang tin Kyiv Post, một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng đào ngũ là do Ukraine thiếu quân để điều động luân phiên thay thế lực lượng chiến đấu trên tiền tuyến. Các lữ đoàn hiếm khi được nghỉ ngơi và phải chiến đấu liên tục trên mặt trận kéo dài hơn 1.000km.
Điều này buộc những người lính phải ở lại tiền tuyến trong một thời gian rất dài mà không được nghỉ ngơi. Với tình hình giao tranh dữ dội liên tục và các đơn vị chiến đấu sẽ kiệt sức và nảy sinh tâm lý chán nản.
Việc không thể cho binh lính nghỉ ngơi đầy đủ gây ra một vòng luẩn quẩn: Binh sĩ mệt mỏi, kiệt sức và đào ngũ, từ đó tình trạng thiếu người trở nên trầm trọng hơn và lại càng khó sắp xếp cho các quân nhân nghỉ hơn.
Hãng tin AP dẫn lời 2 binh lính đã đào ngũ, cũng như các luật sư và quan chức giấu tên ngày 29/11 cho biết, tình trạng đào ngũ hàng loạt đang "làm kiệt quệ" quân đội Ukraine và "làm tê liệt" các kế hoạch chiến đấu của Kiev, khi hàng chục nghìn người đã rời bỏ lực lượng.
Lính Ukraine ở Donbass (Ảnh: Getty).
"Chúng tôi đã vắt kiệt sức lực lượng của mình", một sĩ quan của Lữ đoàn 72 nói với hãng tin Mỹ, giải thích lý do vấn đề đào ngũ trở nên nghiêm trọng như vậy.
Văn phòng Tổng công tố Ukraine đã liệt kê hơn 100.000 binh lính bị buộc tội đào ngũ, gần một nửa trong số họ đã rời bỏ lực lượng từ đầu năm tới nay. Tuy nhiên, theo AP, con số thực tế có thể cao hơn đáng kể.
Một nghị sĩ nói với AP rằng con số này có thể lên tới 200.000 người. Thậm chí trong một số trường hợp, toàn bộ đơn vị đã bỏ chạy khỏi vị trí tiền tuyến.
"Nếu không có thời hạn kết thúc cho nghĩa vụ quân sự, nó sẽ trở thành nhà tù, về mặt tâm lý, sẽ rất khó để tìm ra lý do để bảo vệ đất nước này", một trong những người đào ngũ cho biết.
Trước đó, báo Economist (Anh) đưa tin ngày càng nhiều binh lính Ukraine rời bỏ vị trí chiến đấu của họ mà không được phép, với một số ước tính cho thấy số lượng quân đào ngũ lên tới gần 20%.
Theo nguồn tin của Economist, Ukraine đang gặp khó khăn để bù đắp những tổn thất trên chiến trường. Kế hoạch gọi nhập ngũ bắt buộc dường như mới đạt được 2/3 mục tiêu đề ra.
Đầu năm nay, Kiev đã thông qua một cuộc cải cách toàn diện về nghĩa vụ quân sự, với hy vọng sẽ thúc đẩy tỷ lệ nhập ngũ bắt buộc.
Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ hôm 27/11 nói rằng Ukraine nên cân nhắc hạ độ tuổi tuyển quân từ 25 xuống 18, nhấn mạnh Kiev phải tăng cường lực lượng chiến đấu trong cuộc xung đột đã kéo dài hơn 1.000 ngày với Nga.
Phó Thủ tướng Ukraine phụ trách Hội nhập Châu Âu kiêm Bộ trưởng Tư pháp Olga Stefanishyna tuyên bố rằng Kiev không cần phải hạ độ tuổi huy động tân binh. Bà nhấn mạnh rằng Mỹ nên tập trung vào việc gửi thêm vũ khí cho lực lượng Ukraine, thay vì thúc giục Kiev hạ mức tuổi trên.
Mặt khác, trợ lý Tổng thống Ukraine, ông Dmytro Lytvyn cho biết việc thúc giục Ukraine hạ độ tuổi nghĩa vụ quân sự là vô nghĩa trong khi nước này thiếu vũ khí để trang bị cho tân binh do sự chậm trễ của phương Tây trong việc viện trợ.
Ukraine thực thi và gia hạn lệnh tổng động viên nhiều lần kể từ tháng 2/2022, khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng. Vào tháng 5, Ukraine đã thông qua luật hạ tuổi huy động từ 27 xuống 25, mở đường để gọi nhập ngũ thêm hàng trăm nghìn người vào quân đội để đối phó Nga.
Nếu Ukraine tiếp tục hạ tuổi tuyển quân, động thái này có thể gây ra căng thẳng về mặt chính trị trong nội bộ nước này.
Trong một cuộc khảo sát gần đây, phần lớn người Ukraine được hỏi đã ủng hộ phương án đàm phán với Nga ngay lập tức để hướng tới mục tiêu khép lại chiến sự, đánh dấu lần đầu tiên con số này vượt trên 50% trong 3 năm qua. Đây là dấu hiệu cho thấy người dân Ukraine dường như đã quá mệt mỏi vì cuộc chiến hao người tốn của kéo dài.
Theo trang tin Kyiv Post, một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng đào ngũ là do Ukraine thiếu quân để điều động luân phiên thay thế lực lượng chiến đấu trên tiền tuyến. Các lữ đoàn hiếm khi được nghỉ ngơi và phải chiến đấu liên tục trên mặt trận kéo dài hơn 1.000km.
Điều này buộc những người lính phải ở lại tiền tuyến trong một thời gian rất dài mà không được nghỉ ngơi. Với tình hình giao tranh dữ dội liên tục và các đơn vị chiến đấu sẽ kiệt sức và nảy sinh tâm lý chán nản.
Việc không thể cho binh lính nghỉ ngơi đầy đủ gây ra một vòng luẩn quẩn: Binh sĩ mệt mỏi, kiệt sức và đào ngũ, từ đó tình trạng thiếu người trở nên trầm trọng hơn và lại càng khó sắp xếp cho các quân nhân nghỉ hơn.
Nguồn: Dân Trí