Lê Nhã Linh
Thành viên nổi tiếng
Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) sẽ bỏ cấp huyện và được tổ chức lại thành mô hình 3 cấp, gồm: VKSND tối cao, VKSND cấp tỉnh, VKSND khu vực và VKSQS các cấp.
Ủy ban Thường vụ sáng nay thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.
Tại tờ trình, Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, hệ thống VKSND đang vận hành theo mô hình 4 cấp: VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, VKSND huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh và tương đương. Trong đó, có 693 VKSND cấp huyện và 42 VKS quân sự các cấp.
Nhằm thể chế hóa các chủ trương của Đảng liên quan đến tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của VKSND tại các nghị quyết, kết luận của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, VKSND sẽ được tổ chức lại thành mô hình 3 cấp (bỏ cấp huyện, gồm: VKSND tối cao, cấp tỉnh; khu vực và VKSQS các cấp.
Dự luật cũng đề xuất nâng số lượng kiểm sát viên VKSND tối cao tối đa từ 19 lên 27 người, để bảo đảm nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ công tố, kiểm sát xét xử với hoạt động của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Bà Lê Thị Nga - Phó chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và giám sát tán thành đề xuất tăng số lượng kiểm sát viên VKSND tối cao lên 27 người, do “khối lượng công việc dồn từ VKSND cấp dưới lên VKSND tối cao là khá lớn”. Tuy nhiên, bà lưu ý phải có báo cáo xin ý kiến của cấp có thẩm quyền.
Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng cho người dân về những thay đổi của Luật tổ chức VKSND.
“Dự luật này tác động rất lớn đến người dân khi liên quan đến khiếu nại, tố cáo, tố giác tội phạm và quy trình tố tụng. Người dân không biết thì sẽ rất thiệt thòi”, ông Tới cho hay.
Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhất trí phạm vi sửa đổi chỉ tập trung các quy định liên quan sắp xếp, tinh gọn bộ máy của VKSND; cơ bản ủng hộ đề xuất tăng số lượng kiểm sát viên VKSND tối cao và đề nghị VKSND tối cao báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá hồ sơ đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 9 theo quy trình thủ tục rút gọn.
Ủy ban Thường vụ sáng nay thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.
Tại tờ trình, Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, hệ thống VKSND đang vận hành theo mô hình 4 cấp: VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, VKSND huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh và tương đương. Trong đó, có 693 VKSND cấp huyện và 42 VKS quân sự các cấp.

Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến. Ảnh: Quốc hội
Nhằm thể chế hóa các chủ trương của Đảng liên quan đến tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của VKSND tại các nghị quyết, kết luận của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, VKSND sẽ được tổ chức lại thành mô hình 3 cấp (bỏ cấp huyện, gồm: VKSND tối cao, cấp tỉnh; khu vực và VKSQS các cấp.
Dự luật cũng đề xuất nâng số lượng kiểm sát viên VKSND tối cao tối đa từ 19 lên 27 người, để bảo đảm nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ công tố, kiểm sát xét xử với hoạt động của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Bà Lê Thị Nga - Phó chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và giám sát tán thành đề xuất tăng số lượng kiểm sát viên VKSND tối cao lên 27 người, do “khối lượng công việc dồn từ VKSND cấp dưới lên VKSND tối cao là khá lớn”. Tuy nhiên, bà lưu ý phải có báo cáo xin ý kiến của cấp có thẩm quyền.
Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng cho người dân về những thay đổi của Luật tổ chức VKSND.
“Dự luật này tác động rất lớn đến người dân khi liên quan đến khiếu nại, tố cáo, tố giác tội phạm và quy trình tố tụng. Người dân không biết thì sẽ rất thiệt thòi”, ông Tới cho hay.
Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhất trí phạm vi sửa đổi chỉ tập trung các quy định liên quan sắp xếp, tinh gọn bộ máy của VKSND; cơ bản ủng hộ đề xuất tăng số lượng kiểm sát viên VKSND tối cao và đề nghị VKSND tối cao báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá hồ sơ đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 9 theo quy trình thủ tục rút gọn.
Nguồn: vietnamnet