Cập nhật: Chính quyền địa phương cho hay 150 bộ hài cốt ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân bình thường, có từ khoảng 50-70 năm về trước. Người dân sống trong khu vực cho biết đây không phải là lần đầu tiên địa phương phát hiện nhiều bộ hài cốt. Trước đây, mỗi khi thi công công trình hạ tầng, đào móng nhà,... đều phát hiện hài cốt.
Tại ngõ 167 Tây Sơn (phường Quang Trung, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội) đang tiến hành thi công cải tạo đường và hệ thống thoát nước. Theo người dân nơi đây, 2 tuần trước một nhóm công nhân đang trong quá trình thi công đã phát hiện khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt.
Theo đó, những bộ h:ài c:ốt được phát hiện khi công nhân đang đào mương thoát nước ở độ sâu khoảng 1m so với mặt đường.
Được biết đây không phải là lần đầu tiên phát hiện những bộ hài cốt tại khu vực này.
Theo người dân, trước đây, mỗi khi thi công đường, cống hay đào móng nhà... đã phát hiện nhiều tiểu sành chứa hài cốt và đều được mang đi nơi khác chôn cất.
Ngõ 167 Tây Sơn ngay cạnh Đại học Công Đoàn, đối diện Gò Đống Đa.
Gò Đống Đa xưa kia thuộc đất làng Khương Thượng, huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên, là một trong các chiến trường trong trận Hoàng đế Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789).
Sau chiến thắng như vũ bão, quân Tây Sơn giải phóng kinh thành Thăng Long, khu vực Đống Đa xác giặc chết ngổn ngang khắp nơi. Vua Quang Trung cho thu nhặt lại, xếp thành 12 gò, sau gọi là “Kình nghê quán” (gò chôn xác giặc dữ như cá kình, cá nghê ngoài biển).
12 gò xưa nằm rải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng và ở trong khu vực có tên là “xứ Đống Đa”. Vì trên các gò có nhiều cây đa mọc lên um tùm nên dân gian quen gọi tên là Gò Đống Đa. Điều này còn được ghi lại khá rõ trong bài thơ “Loa Sơn điếu cổ” (Viếng núi Ốc) của thi sĩ đương thời Ngô Ngọc Du: “Thành Nam thập nhị kình nghê quán/Chiếu điện anh hùng đại võ công”. (Tạm dịch: Mười hai gò xác phía nam thành - Ngời sáng chiến công bậc anh hùng)
Đến năm 1851, do mở đường, mở chợ, quá trình đào xẻ thấy có nhiều hài cốt giặc, người dân đã thu nhặt chôn vào một hố to, sau đó đắp cao lên thành gò cạnh núi Ốc (Loa Sơn). Dần dần, ngôi gò mới này được đắp rộng và cao thêm, dính liền vào núi Ốc và cũng được gọi là Gò Đống Đa. Sau khi chiếm thành Hà Nội, thực dân Pháp đã bạt đi tất cả 12 chiếc gò, chỉ còn lại gò ở núi Ốc. Do đó, Gò Đống Đa hiện nay thực chất là chiếc gò thứ 13 còn sót lại.
Thông tin thêm cho bạn.
Tại ngõ 167 Tây Sơn (phường Quang Trung, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội) đang tiến hành thi công cải tạo đường và hệ thống thoát nước. Theo người dân nơi đây, 2 tuần trước một nhóm công nhân đang trong quá trình thi công đã phát hiện khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt.
Theo đó, những bộ h:ài c:ốt được phát hiện khi công nhân đang đào mương thoát nước ở độ sâu khoảng 1m so với mặt đường.
Được biết đây không phải là lần đầu tiên phát hiện những bộ hài cốt tại khu vực này.
Theo người dân, trước đây, mỗi khi thi công đường, cống hay đào móng nhà... đã phát hiện nhiều tiểu sành chứa hài cốt và đều được mang đi nơi khác chôn cất.
Ngõ 167 Tây Sơn ngay cạnh Đại học Công Đoàn, đối diện Gò Đống Đa.
Gò Đống Đa xưa kia thuộc đất làng Khương Thượng, huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên, là một trong các chiến trường trong trận Hoàng đế Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789).
Sau chiến thắng như vũ bão, quân Tây Sơn giải phóng kinh thành Thăng Long, khu vực Đống Đa xác giặc chết ngổn ngang khắp nơi. Vua Quang Trung cho thu nhặt lại, xếp thành 12 gò, sau gọi là “Kình nghê quán” (gò chôn xác giặc dữ như cá kình, cá nghê ngoài biển).
12 gò xưa nằm rải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng và ở trong khu vực có tên là “xứ Đống Đa”. Vì trên các gò có nhiều cây đa mọc lên um tùm nên dân gian quen gọi tên là Gò Đống Đa. Điều này còn được ghi lại khá rõ trong bài thơ “Loa Sơn điếu cổ” (Viếng núi Ốc) của thi sĩ đương thời Ngô Ngọc Du: “Thành Nam thập nhị kình nghê quán/Chiếu điện anh hùng đại võ công”. (Tạm dịch: Mười hai gò xác phía nam thành - Ngời sáng chiến công bậc anh hùng)
Đến năm 1851, do mở đường, mở chợ, quá trình đào xẻ thấy có nhiều hài cốt giặc, người dân đã thu nhặt chôn vào một hố to, sau đó đắp cao lên thành gò cạnh núi Ốc (Loa Sơn). Dần dần, ngôi gò mới này được đắp rộng và cao thêm, dính liền vào núi Ốc và cũng được gọi là Gò Đống Đa. Sau khi chiếm thành Hà Nội, thực dân Pháp đã bạt đi tất cả 12 chiếc gò, chỉ còn lại gò ở núi Ốc. Do đó, Gò Đống Đa hiện nay thực chất là chiếc gò thứ 13 còn sót lại.
Thông tin thêm cho bạn.
Sửa lần cuối: